6 việc cần chuẩn bị trước khi sang tôm

Cần chuẩn bị kỹ các công tác cho quá trình sang tôm

Sang tôm đối với nuôi tôm hai hoặc 3 giai đoạn, quá trình sang tôm được ưu tiên chú ý nhất. Để chuẩn bị cho tôm một môi trường sống mới, hay còn gọi là ao nuôi mới ở giai đoạn tiếp theo. Nước ở ao nuôi cần được chuẩn bị kỹ và phù hợp với điều kiện môi trường khu vực nuôi để tránh làm tôm bị sốc.

Sang tôm có cần thiết khi nuôi tôm?

Hiện nay, sang tôm là phương pháp được nhiều người nuôi trên cả nước áp dụng vì những lợi ích như dễ quản lý, giảm chi phí giai đoạn đầu, giảm thời gian nuôi, giảm thiểu dịch bệnh, hạn chế ô nhiễm môi trường. Sang tôm gồm 2 giai đoạn đó là sau khi ương và sàng lọc con tôm giống tốt để chuyển sang ao nuôi thương phẩm.

Tuy nhiên, kỹ thuật sang tôm trong quá trình nuôi không tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm về sau. Sau khi di chuyển tôm sang môi trường nước mới, diện tích rộng hơn, tôm sẽ phát triển nhanh sau 30-60 ngày giúp người nuôi có thể thu hoạch tôm thương phẩm với số lượng và chất lượng tốt nhất.

Các việc cần chuẩn bị trước khi sang tôm

1. Chọn thời điểm sang tôm thích hợp

Không nên sang tôm quá sớm (trước 18 ngày), vì thời điểm đó tôm còn khá non, tôm dễ bị tổn thương dẫn đến tỉ lệ hao tôm sẽ tăng. Người nuôi nên chọn thời điểm lúc tôm khỏe nhất để sang.

2. Cải tạo ao mới

Làm sạch ao nuôi và loại bỏ các tạp chất như cặn bã, rong rêu đang có trong ao mới sắp sang tôm. Nếu ao đã được sử dụng trước đó, hãy khử trùng để loại bỏ vi khuẩn và vi khuẩn có hại bằng các hóa chất thủy sản chuyên dụng. Sửa chữa vá các chỗ rò rỉ nước nếu là ao bạt cũ. Đối với ao đất cần hút bùn cũ dưới đáy ao.

Kiểm tra sức khỏe tôm trước khi sang ao
Kiểm tra sức khỏe tôm trước khi sang ao

3. Chuẩn bị các thiết bị nuôi

Tại ao mới, lắp đặt và vệ sinh lại các thiết bị cho vào ao như cánh quạt, máy oxy, hố xi phông,… Xem xét bổ sung thêm các thiết bị hỗ trợ cho quá trình nuôi.

4. Kiểm tra và xử lý nước cấp vào ao mới

Cần phải kiểm tra chất lượng nước trong ao nuôi. Đo các chỉ số như pH, độ mặn, nhiệt độ và hàm lượng oxi hòa tan. Nếu cần, điều chỉnh các yếu tố này để đảm bảo rằng chúng phù hợp với môi trường ao cũ. Diệt khuẩn nước ao, cấy vi sinh gây màu để tạo thức ăn tự nhiên cho tôm khi sang qua.

5. Kiểm tra tình trạng sức khỏe tôm

Cần kiểm tra tôm ở ao chuẩn bị sang có tình trạng sức khỏe tốt hay không, từ đó mới đánh giá tỷ lệ sống của tôm khi đã được sang qua ao mới.

6. Thuần tôm trước khi sang tôm

Người nuôi lấy khoảng 10 lít nước ao nuôi mới, sau đó bỏ 10 con tôm, cho tôm ăn và sục khí 24h để kiểm tra xem tôm có bị sốc không. Nếu tôm chịu được mới bắt đầu sang tôm.

Một số cách sang tôm phổ biến hiện nay

Sang tôm bằng phương pháp mở cống, xả van

Ao nuôi sẽ có độ sâu hơn so với ao ương, nên khi mở van thông nhau tôm sẽ được chuyển sang ao nuôi có diện tích lớn hơn để nuôi tiếp giai đoạn 2. Khi sang tôm, người nuôi cần đảo nước qua lại để môi trường giữa 2 ao không chênh lệch lớn.

Cần cân tôm để xem độ hao khi sang tôm, sau đó đưa ra những biện pháp kịp thời.

Sang tôm bằng cách kéo lưới
Sang tôm bằng cách kéo lưới

Sang tôm bằng lưới kéo hoặc chài

Đây là phương pháp thủ công, cần nhiều người tham gia và kéo dài trong vài ngày. Sang tôm vào buổi sáng, thời tiết mát là phù hợp nhất để tôm không bị sốc.

Phương pháp này sẽ giúp người nuôi nắm được số lượng tôm khi chuyển sang ao nuôi, có thể dùng 1 ao uông sang cho nhiều ao nuôi.

Lưu ý: Không sang tôm quá sớm (trước 18 ngày), tốt nhất là sau 20-25 ngày ương, tiến hành sang tôm ra ao nuôi. Cần chọn ngày sang tôm có thời tiết thuận lợi, tốt nhất là vào buổi sáng. Tôm sau khi sang xong sẽ mệt, vậy nên tôm sẽ không ăn nhiều, người nuôi chỉ nên cho ăn khoảng 50% lượng thức ăn, chạy quạt, bổ sung khoáng, vitamin bổ dưỡng cho tôm hấp thu qua mang. Sau khi tôm ổn định, cho tôm ăn từ 4 lần/ngày với 60% ban ngày và 40% ban đêm. Vào những ngày nắng nóng, mưa to, tôm lột xác,.. cần giảm lượng thức ăn 30-50% để tránh thức ăn thừa đọng lại dưới đáy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *