Đường ruột bộ phận quan trọng nhất của tôm vì cơ thể tôm rất dễ mẫn cảm với mầm bệnh. Các nghiên cứu cho thấy các bệnh tôm chết sớm, tôm bị rỗng ruột… hầu hết đều xuất phát từ đường ruột. Nên việc tìm ra nguyên nhân, cách ngăn ngừa và điều trị bệnh trống đường ruột ở tôm là vô cùng cần thiết.
1. Nguyên nhân gây ra bệnh tôm bị trống đường ruột
Có rất nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là do vi khuẩn Vibrio. Chúng bám vào thành ruột, tiết ra độc tố phá hủy và làm viêm thành ruột, khiến tôm không ăn được dẫn đến đường ruột bị trống. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như:
- Thức ăn không đảm bảo chất lượng;
- Tôm ăn phải tảo độc làm ruột không hấp thụ được thức ăn;
- Thời tiết thay đổi làm tôm ăn yếu, bỏ ăn lâu ngày sẽ dẫn đến đường ruột tôm bị trống.
2. Dấu hiệu tôm bị đường ruột
- Tôm ăn yếu đi hoặc bỏ ăn, đường ruột bị mờ đục, không có thức ăn trong đường ruột.
- Thức ăn trong đường ruột không cố định, bị chuyển động, loãng khi lắc nhẹ thân tôm.
- Phân tôm màu sắc nhợt nhạt, dễ nát khác với màu phân bình thường.
3. Thuốc đặc trị đường ruột tôm
Cần lựa chọn thức ăn có chất lượng và đủ các dưỡng chất; đồng thời cho ăn đúng kích cỡ và khẩu phần tùy vào từng giai đoạn phát triển của tôm. Và phải lưu ý bảo quản tốt thức ăn, tránh để bị mốc hay nhiễm độc tố.
Ngoài ra, bà con nên sử dụng men vi sinh T-Food trộn vào thức ăn để cải thiện hệ vi khuẩn đường ruột, hạn chế tối đa các bệnh về đường ruột trên tôm. Việc bổ sung men vi sinh còn giúp nong to đường ruột, tăng cường khả năng tiêu hóa thức ăn để tôm khỏe hơn, tăng trọng nhanh và mau lớn.
Để được tư vấn thêm thông tin, bà con hãy liên hệ Bác sĩ Tôm qua số điện thoại: 0392 73 72 72