Cách xử lý tôm bị đục cơ – Hiện tượng tôm thiếu khoáng

Cách xử lý tôm bị đục cơ - Hiện tượng tôm thiếu khoáng

Ngày nay, ngành nuôi tôm nước ta đang từng bước phát triển mạnh mẽ, nhờ đó đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con nuôi tôm. Tuy nhiên, việc nuôi tôm cũng đối mặt với nhiều thách thức lớn như thời tiết khắc nghiệt, biến đổi về khí hậu, môi trường cũng như sự bùng phát các bệnh nguy hiểm như cong thân, đục cơ gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi tôm.

Bệnh cong thân, đục cơ ở tôm thẻ chân trắng là hiện tượng tôm bị co cơ, đục cơ khiến tôm bị yếu, chậm phát triển. Khi phát triển nặng, tôm có thể chết nhiều, làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

1. Nguyên nhân gây bệnh tôm bị đục cơ

Tôm có thể bị cong thân, đục cơ bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu là các yếu tố môi trường.

1.1. Nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột, tôm thiếu khoáng

Khi nhấc nhá tôm lên khỏi mặt nước để kiểm tra sức ăn, lúc này nhiệt độ đang rất cao, một số con sẽ bị cong thân. Đuôi uốn cong chạm đến phần giáp ngực, phần cơ sẽ chuyển sang màu trắng đục. Quan trọng là khi thả tôm trở lại ao, những con bị cong thân có thể sẽ chết vì nó không tự duỗi thẳng lại được nữa.

Khi hộ nuôi dùng chài tôm để kiểm tra tôm lúc trời nắng nóng, thì số lượng tôm đục cơ và cong thân cũng sẽ xảy ra nhiều.

Ngoài ra, khi bà con tắt tất cả quạt khí rồi bật trở lại, điều này làm tôm bị “giật mình”; nhiều con nhảy lên mặt nước tạo thành “làn sóng” và sẽ bị cong thân khi tiếp xúc với không khí và chuyển màu trắng cơ. Hiện tượng này thường xảy ra vào nửa đêm khi tôm đạt được trọng lượng 10g/con trở lên.

1.2. Lượng oxy trong ao nuôi thấp làm tôm bị đục cơ

Nếu ao nuôi có mật độ cao mà lượng oxy hòa tan thấp thì tôm sẽ bị stress và cơ thể chuyển thành màu trắng hay mờ đục.

Cách xử lý tôm bị đục cơ - Hiện tượng tôm thiếu khoáng
Cách xử lý tôm bị đục cơ – Hiện tượng tôm thiếu khoáng

1.3. Tôm bị sốc khi chuyển ao nuôi

Khi hộ nuôi thực hiện việc kéo lưới bắt tôm cho các mục đích thu hoạch hoặc chuyển sang ao mới, một số con sẽ bị sốc. Tùy vào sức khỏe mà có thể một phần hoặc toàn bộ cơ thịt của tôm sẽ bị trắng đục, màu trắng và pha lẫn màu tối khác, màu cam hoặc đỏ hồng. Những con có màu khác thường sẽ chết trong thời gian ngắn.

1.4. Tôm bị thiếu khoáng – nguyên nhân tôm bị đục cơ

Tôm là loài giáp xác, vì thế khi cần phải lột vỏ theo chu kỳ để trưởng thành. Trong quá trình lột vỏ này, nhu cầu oxy khoáng chất của tôm là rất cao và nếu thiếu khoáng sẽ khiến tôm bị cong thân.

2. Giải pháp xử lý tôm bị đục cơ

Để phòng bệnh cong thân, đục cơ ở tôm, cần tránh hiện tượng gây sốc do nhiệt độ, cần đảm bảo độ sâu cho ao nuôi và tránh bắt tôm vào những ngày có nhiệt độ quá cao hay quá thấp.

Vào những ngày nắng nóng, gay gắt cần trộn thêm vitamin C vào thức ăn hoặc tạt vitamin C vào ao nuôi để tăng đề kháng cho tôm. Ngoài ra, nên định kỳ bổ sung TA-Mix 100 – một sản phẩm bổ sung các khoáng chất giúp phòng và điều trị bệnh cong thân đục cơ ở tôm, đồng thời kích thích tôm lột xác, nhanh cứng vỏ.

Để được tư vấn thêm thông tin, bà con hãy liên hệ Bác sĩ Tôm qua số điện thoại: 0392 73 72 72

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *