TA-FEEDMIN
Sự Cần Thiết Của Việc Bổ Sung Khoáng Vào Khẩu Phần Ăn Cho Tôm
Là loài phát triển nhanh và tần suất lột xác thường xuyên, tôm thẻ chân trắng có nhu cầu khoáng rất cao, đặc biệt là đối với ba loại khoáng đa lượng bao gồm ma-giê (Mg), ka-li (K) và can-xi (Ca). Do đó, việc bổ sung khoáng vào chế độ ăn là điều vô cùng cần thiết để cải thiện sức khỏe, tăng tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi, nhất là trong các mô hình nuôi thâm canh.
Là động vật giáp xác, tôm thẻ chân trắng chỉ có thể phát triển thông qua quá trình lột xác và hình thành vỏ mới. Đây là một quá trình đòi hỏi rất nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là khoáng chất, và nếu không được đáp ứng đầy đủ sẽ khiến tôm chậm tăng trưởng, yếu bệnh hoặc có thể rớt đáy khi lột xác. Chính vì lẽ đó, việc bổ sung khoáng cho tôm là điều vô cùng cần thiết vì khác với ngoài tự nhiên, lượng khoáng chất có trong ao, nhất là các ao nuôi thâm canh, rất hạn chế và thường xuyên thiếu hụt mỗi khi tôm bắt đầu quá trình lột vỏ.
1. Vai trò của khoáng ma-giê, ka-li và can-xi
Trong nhu cầu khoáng của tôm, ma-giê (Mg), ka-li (K) và can-xi (Ca) là ba khoáng đa lượng đặc biệt cần thiết vì chúng không chỉ trực tiếp hình thành lớp vỏ kitin, mà còn đóng vai trò quan trọng trong các quá trình sinh lý khác của tôm nuôi.
1.1. Ma-giê (Mg)
Trong quá trình lột xác, tôm cần hấp thụ một lượng lớn ma-giê để khoáng hóa bộ xương ngoài của chúng. Ngoài ra, ma-giê còn đóng vai trò là chất xúc tác quan trọng đối với enzyme trong các quá trình chuyển hóa carbohydrate, protein và lipid. Nó là yếu tố cần thiết để hình thành các phức hợp enzyme quan trọng (ATP-Mg2+ và ATP-Na+/K+) cho quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu và nồng độ ion để thích nghi với độ mặn của môi trường. Thiếu Mg, tôm sẽ giảm ăn và tỷ lệ chết cao.
1.2 Ka-li (K)
Ka-li có vai trò quan trọng trong quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu, trao đổi chất và các hoạt động của enzyme trong tế bào. Khi được hấp thụ vào dạ dày và ruột, ka-li sẽ làm giảm pH, tạo môi trường kiềm cần thiết, qua đó làm tăng sự giải phóng các enzyme từ gan tụy, giúp tôm tiêu hóa tốt thức ăn và có đủ dinh dưỡng cho quá trình lột xác. Thiếu ka-li, tôm sẽ chậm lớn, còi cọc, dễ bị đục cơ, cong thân và nếu chuyển nặng có thể dẫn đến tôm chết hàng loạt.
1.3. Can-xi (Ca)
Không chỉ là khoáng chất thiết yếu cho việc hình thành lớp vỏ kitin của tôm, can-xin còn có vai trò quan trọng trong các các chức năng của cơ, quá trình đông máu và điều hòa áp suất thẩm thấu. Thiếu can-xi, tôm sẽ bị mềm vỏ, vỏ không cứng sau khi lột hoặc không lột vỏ được theo chu kỳ. Ngoài ra, can-xi còn có chức năng làm hệ đệm trong môi trường nước ao nuôi, giúp tăng độ kiềm và ổn định pH.
2. Cách bổ sung khoáng cho tôm
Cũng như nhiều sinh vật sống khác, tôm không thể tự tổng hợp khoáng chất trong cơ thể mà phải hấp thụ từ nguồn bên ngoài. Để bổ sung khoáng cho tôm, bà con thể tạt trực tiếp vào nước hoặc trộn vào thức ăn, tuy nhiên cần tính toán hợp lý dựa trên các yếu tố như:
2.1. Độ mặn
Độ mặn của nước có liên quan đến quá trình cân bằng áp suất thẩm thấu của cơ thể (máu và cơ) tôm, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hấp thụ và bài tiết khoáng của tôm. Áp suất thẩm thấu cơ thể tôm sẽ tăng theo độ mặn của nước, nhưng chậm hơn so với áp suất thẩm thấu của môi trường.
2.2. Tỷ lệ khoáng
Tôm cần khoáng để phát triển, nhưng việc bổ sung khoáng cho tôm cần dựa trên các tỷ lệ hợp lý vì mỗi loại khoáng khác nhau sẽ ảnh hưởng đến sự hữu dụng của từng loại khoáng. Với ao nuôi có độ mặn thấp nhưng tỷ lệ khoáng phù hợp thì cũng không cần thiết phải bổ sung thêm khoáng nếu tôm vẫn phát triển bình thường.
Tôm cần khoáng để phát triển, nhưng việc bổ sung khoáng cho tôm cần dựa trên các tỷ lệ hợp lý vì mỗi loại khoáng khác nhau sẽ ảnh hưởng đến sự hữu dụng của từng loại khoáng. Với ao nuôi có độ mặn thấp nhưng tỷ lệ khoáng phù hợp thì cũng không cần thiết phải bổ sung thêm khoáng nếu tôm vẫn phát triển bình thường,
Ion Khoáng | Tỷ Lệ Phù Hợp |
Na : K | 28 : 1 |
Mg : Ca | 3,4 : 1 |
Ca : K | 1 : 1 |
Bảng 1. Tỷ lệ khoáng phù hợp trong ao nuôi
3.3. Chu kỳ lột xác
Trong quá trình lột xác, nhu cầu khoáng của tôm sẽ tăng gấp 2-4 lần bình thường để hình thành vỏ mới. Do tôm thường lột xác về đêm, khi độ pH trong ao giảm, nên bà con cần chú ý bổ sung khoáng vào thời gian này, nhất là vào thời điểm 2-4 giờ sáng khi tôm đã lột xác và bắt đầu hấp thụ khoáng để tạo vỏ mới.
Ngày tuổi | Số lần
lột xác |
Tổng số
lần/tháng |
Khoảng cách
ngày lột xác |
1-7 | 7 | 16-18 | 1 |
8-15 | 4 | 2 | |
16-30 | 5 | 3 | |
31-45 | 2 | 4-6 | 7 |
46-60 | 2 | 8 | |
61-90 | 3 | 3-4 | 9 |
Bảng 2. Thảm khảo chu kỳ lột xác của tôm
3. Sự cần thiết phải bổ sung khoáng vào thức ăn cho tôm
Trên lý thuyết, nhu cầu khoáng chất trong chế độ ăn của tôm sẽ phụ thuộc phần lớn vào nồng độ khoáng có trong môi trường nước và việc tạt khoáng vào ao sẽ hiệu quả hơn trộn khoáng vào thức ăn. Tuy nhiên trong thực hành nuôi tôm thẻ chân trắng, do mật độ nuôi thả luôn ở mức cao và độ mặn của nước luôn ở mức thấp (và giảm dần theo thời gian nuôi) nên việc bổ sung khoáng trực tiếp vào nước sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu khoáng của tôm.
Vì lẽ đó, cần phải kết hợp cả hai hình thức tạt khoáng trực tiếp vào nước và trộn khoáng vào thức ăn để bổ sung khoáng cho tôm. Và trong những điều kiện cụ thể, việc bổ sung khoáng vào thức ăn trở nên cần thiết hơn vì nhiều lý do như:
- Về mặt sinh học, khả năng trao đổi muối khoáng với môi trường bên ngoài cũng giảm dần theo sự trưởng thành của tôm. Điều này có nghĩa là tôm càng lớn thì việc bổ sung khoáng vào thức ăn sẽ hiệu quả hơn so với tạt vào nước;
- Khoáng trong môi trường nước có thể bị thất thoát do rò rỉ, thay nước, hay bị hấp thụ vào nền đất;
- Thức ăn công nghiệp cho tôm hiện nay chủ yếu được chế biến từ đậu nên có nhiều protein nhưng ít khoáng, đã vậy lại còn thêm phần hao hụt trong quá trình chế biến và bảo quản.
Hiểu được điều đó, Trúc Anh BiOtech đã tạo ra TA-Feedmin – một sản phẩm phối trộn cùng thức ăn để bổ sung vitamin và vi khoáng cần thiết cho tôm phát triển.
Đây là một chế phẩm sinh học đã được Trúc Anh BiOtech nghiên cứu và kiểm nghiệm kỹ lưỡng, đảm bảo cả về mặt chất lượng lẫn an toàn cho môi trường và sức khỏe người tiêu dùng. Bà con có thể trộn 5g TA-Feedmin vào mỗi 1kg thức ăn và cho tôm ăn mỗi cữ trong ngày, liên tiếp trong suốt vụ nuôi để giúp tôm nhanh tăng trưởng, đồng thời phòng ngừa các bệnh trên tôm do thiếu khoáng.
Khi tôm có biểu hiện bệnh con than, đục cơ, mềm vỏ, bà con có thể tăng liều dùng lên 7-10g cho mỗi 1kg thức ăn, cho ăn tất cả các cử trong ngày và sử dụng liên tiếp cho đến khi tình trạng tôm nuôi trở lại bình thường. Để tăng hiệu quả sử dụng, trong quá trình cho tôm ăn nên kết hợp với TA-Binder để tránh thất thoát và kích thích tôm bắt mồi.
Để được tư vấn thêm thông tin, bà con hãy liên hệ Bác sĩ Tôm qua số điện thoại: 0392 73 72 72
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.