TA.BETA-GLUCAN
TA.Beta-Glucan – Chế Phẩm Sinh Học Tăng Cường Sức Đề Kháng Cho Tôm
Trên vai trò là một chất kích thích miễn dịch và điều chỉnh phản ứng tế bào, β-glucan đã cho thấy một tiềm năng to lớn trong việc tăng tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm nuôi. An toàn, hiệu quả và thân thiện với môi trường, đó là lý do các chế phẩm sinh học từ β-glucan ngày càng được sử dụng rộng rãi để cải thiện hệ miễn dịch tự nhiên của tôm, giúp tối ưu hiệu suất vụ nuôi đồng thời hạn chế tối thiểu việc sử dụng kháng sinh.
Trong một thời gian dài, việc sử dụng kháng sinh để đối phó các bệnh nhiễm khuẩn đã là phương pháp phổ biến nhất trong nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm thẻ chân trắng nói riêng. Tuy nhiên, trước các tác dụng phụ nghiêm trọng do lạm dụng kháng sinh mang đến, người nuôi tôm đang dần thay đổi theo hướng ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học giúp tăng sức đề kháng tự nhiên của tôm nuôi, chủ động phòng bệnh để giảm tỷ lệ chết và tăng tốc độ tăng trưởng. Trong đó, phải kể đến các chế phẩm có chứa các hợp chất β-glucan đã được biết đến từ lâu như một chất kích thích miễn dịch (immunostimulant) hiệu quả cả trên người lẫn vật nuôi.
1. β-glucan là gì?
β-glucan là tên gọi chung cho các hợp chất đường liên phân tử được tạo nên từ các đơn phân tử D-glucose gắn với nhau qua liên kết β-glycoside. Tùy theo liên kết của các β-glycoside trong chuỗi mà hình thành nên những hợp chất với tên gọi khác nhau như: agar (β-1,3-1,4-glucan), fucoidan (β-1,3-glucan), chrysolaminarin (β-1,3-1,6-glucan)… với độ hòa tan, phản ứng và hoạt tính sinh học khác nhau.
Các hợp chất β-glucan này được tìm thấy trong tự nhiên ở vách tế bào của nấm, vi khuẩn, tảo biển, ngũ cốc… và từ lâu đã được áp dụng rộng rãi trong y học với nhiều công dụng khác nhau như chất chống oxy hóa, chất chống đông máu, chống ung thư, chống viêm và kích thích hệ miễn dịch.
2. Khả năng kích thích miễn dịch của β-glucan
Trong nuôi trồng thủy sản, β-glucan, cụ thể là β-1,3-1,6-glucan, cũng được sử dụng như một chất kích thích miễn dịch (immunostimulant) để tăng cường sức đề kháng, giúp giảm tỷ lệ chết do các mầm bệnh cơ hội và ngăn ngừa bệnh do vi khuẩn (và thậm chí là virus đốm trắng) gây ra.
2.1. Hệ miễn dịch không đặc hiệu của tôm
Khác với động vật có xương sống, tôm không có hệ miễn dịch đặc hiệu và quá trình miễn dịch chủ yếu dựa trên miễn dịch tự nhiên, không đặc hiệu (tức không có khả năng ghi nhớ các tác nhân lạ). Cụ thể, hệ miễn dịch của tôm được chia thành 2 loại:
- Miễn dịch tế bào: Các tế bào máu bao gồm tế bào hạt, tế bào bán hạt và tế bào sợi sẽ thực hiện chức năng thực bào, đóng gói (khu trú mầm bệnh) và hình thành melanin tiêu diệt sinh vật lạ;
- Miễn dịch thể dịch: Bao gồm nhiều sự hoạt hóa và sinh sản của các phân tử dự trữ trong máu như protein, kháng thể, peptide kháng khuẩn và các enzyme.
Hai cơ chế này sẽ phối hợp với nhau để tiêu diệt và đào thải các sinh vật lạ sau khi chúng vượt qua hàng rào vật lý (lớp vỏ cutin) và xâm nhập vào cơ thể tôm.
2.2. Cơ chế kích thích miễn dịch trên tôm của β-glucan
β-glucan có tác dụng kích thích quá trình melanin hóa và quá trình thực bào trong cơ chế miễn dịch tế bào. Cụ thể, β-glucan sẽ phát tín hiệu để kích vỡ các prophenoloxidase (proPO) có nhiều trong tế bào hạt. Sau một loạt biến đổi, các proPO này sẽ hình thành melanin để bao phủ và tiêu diệt tế bào vi khuẩn, rồi phóng thích ra ngoài lớp vỏ cutin. Song song đó, quá trình thực bào cũng sản sinh ra các gốc oxy nguyên tử (O2–), gốc hydroxyl (OH) và hydrogen peroxide (H2O2) – là những chất oxy hóa mạnh có vai trò tiêu diệt vi khuẩn. Ngoài ra, β-glucan cũng giúp tăng cường hoạt tính superoxide dismutase (SOD) và glutathione peroxidase (GPx) nhằm làm giảm ảnh hưởng xấu của các anion oxy hóa mạnh lên tế bào của tôm.
Còn đối với miễn dịch dịch thể, β-glucan sẽ kích thích quá trình sản sinh các peptid kháng khuẩn AMPs (antimicrobial peptides) như crustin, ALF, penaeidin, lectin, và lysozyme.
3. Ứng dụng β-glucan trong nuôi tôm
Tùy vào mục đích, có thể sử dụng β-glucan bằng nhiều cách khác nhau như ngâm tôm trong môi trường có liều lượng β-glucan 300–500 mg/L (có tác dụng sau 2-5 giờ ngâm); tiêm β-glucan với liều lượng 10–20 µg/g tôm (có tác dụng sau 48 giờ; hoặc cho ăn với liều lượng 0,3–5 g/kg thức ăn (có tác dụng sau 7 ngày cho ăn) để kích thích hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng cho tôm. Trong đó, trộn β-glucan vào thức ăn có thể xem là cách an toàn và tiết kiệm chi phí nhất.
Chính vì vậy, Trúc Anh BiOtech đã nghiên cứu và cho ra đời TA.Beta-Glucan – một chế phẩm sinh học có chứa β-1,3-1,6-glucan được chiết xuất từ thành phần tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae – để bà con có thể dễ dàng sử dụng. Chỉ cần hòa tan TA.Beta-Glucan vào nước, trộn đều với thức ăn, để khô tự nhiên trong điều kiện râm mát khoảng 15 phút rồi cho tôm ăn, hệ miễn dịch của tôm sẽ nhanh chóng cải thiện sau mỗi cử ăn.
Ngoài ra, bà con có thể tăng liều lượng TA.Beta-Glucan lên 7-10kg để phòng và trị các bệnh về gan trên tôm như vàng gan, sưng gan, teo gan, hoại tử gan. Hoặc dùng 0,5 kg TA.Beta-Glucan kết hợp với 0,5 kg TA-Pondro, mỗi ngày đánh 1 lần (cho 1000 m3 nước) để phòng và trị tôm kéo đàn, rong mé.
Để được tư vấn thêm thông tin, bà con hãy liên hệ Bác sĩ Tôm qua số điện thoại: 0392 73 72 72
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.