Tôm giống đóng vai trò quan trọng trong 1 vụ nuôi, do đó, làm thể nào để nhận biết nguồn giống tôm thẻ khoẻ mạnh và cách ương giống như thế nào để đạt hiệu quả cao?
1. CÁCH CHỌN TÔM GIỐNG VÀ THẢ TÔM GIỐNG POST
1.1. Cách chọn tôm giống, tôm post
– Nguồn gốc: Chọn mua tôm giống từ các cơ sở có nguồn gốc rõ ràng, tôm bố mẹ đảm bảo chất lượng theo quy định; tôm Postlarve có phiếu xét nghiệm âm tính về các mầm bệnh MBV, đốm trắng, đầu vàng, taura, IMNV, hoại tử gan tụy…
– Cỡ giống: tôm sú tối thiểu Postlarvae (P12) tương ứng chiều dài 12mm; tôm thẻ chân trắng tối thiểu Postlarvae (P10) tương ứng chiều dài 8,5 – 11 mm. Cảm quan đánh giá về kích cỡ, màu sáng, sắc tố thể hiện rõ, đôi râu khép lại, các đốt bụng thon, dài, cơ bụng căng đầy, thịt đầy vỏ, đầu và thân cân đối. Tôm bơi khỏe ngược dòng nước, bám vào thành bể tốt. Phản xạ tốt khi gõ vào dụng cụ chứa. Phụ bộ tôm hoàn chỉnh, không có ký sinh trùng bám. Đường ruột đầy thức ăn. Không bệnh phát sáng.
– Kiểm tra sức khỏe tôm giống bằng cách gây sốc bằng formol trước khi thả: Thả 100-200 tôm giống vào chén hoặc cốc thủy tinh đựng dung dịch formol nồng độ 100 ppm và theo dõi trong 30 phút, nếu tỷ lệ sống >95% là đạt yêu cầu.
1.2. Cách thả tôm giống, tôm post
– Mật độ thả: 60 – 250 con/m2
– Cách thả:
- Thả vào sáng sớm hoặc chiều mát. Cân bằng nhiệt độ nước giữa bao giống và nước ao nuôi bằng cách ngâm bao giống trong ao cho đến khi cân bằng nhiệt. Sau đó, cho nước từ từ vào bao, cầm phía đáy bao từ từ dốc để tôm theo nước ra ao nuôi.
- Trước khi thả giống cần chạy quạt nước từ 8 – 12 giờ để đảm bảo lượng oxy hòa tan trong ao phải lớn hơn 4mg/l.
– Vị trí thả: Thả đều các điểm trong ao là tốt nhất.
2. CÁCH ƯƠNG TÔM GIỐNG, TÔM POST
– Mật độ ương: 1.500 – 3.000 con/m2.
– Nên vận chuyển giống vào thời điểm trời mát, thời gian vận chuyển con giống từ cơ sở sản xuất giống đến ao ương càng nhanh càng tốt.
– Khử trùng bọc tôm trước khi thả tôm giống vào ao ương.
– Tôm giống trước khi thả phải kiểm tra nhiệt độ, độ mặn và pH trong bọc tôm và ao ương và điều chỉnh các yếu tố này cân bằng nhau, trước khi thả tôm vào ao ương. Nên thuần hóa cho tôm khỏe lại thích nghi với môi trường nước trong ao nuôi từ 1 – 2 giờ.
– Thời điểm thả tôm giống tốt nhất vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Không thả tôm vào lúc trời đang mưa to hay nắng gắt có thể làm cho tôm bị sốc tỷ lệ sống không cao.
– Thả giống: Thả trong ao ương.
– Thời gian ương: Khoảng 18 – 25 ngày, sau đó chuyển sang ao nuôi (tùy thuộc vào diện tích, mật độ ương, tốc độ phát triển của tôm mà bố trí thời gian ương phù hợp).
3. HƯỚNG DẪN CHUYỂN TÔM SANG AO NUÔI THƯƠNG PHẨM
– Trước khi chuyển tôm phải thuần tôm, bằng cách dùng nước ao chuẩn bị chuyển tôm thay nước cho ao ương, lượng nước thay từ 50 – 60% trong vòng 2 – 3 ngày, theo dõi tôm bị sốc hay không, để có kế hoạch xử lý chuyển cho phù họp.
– Nên chuyển tôm vào sáng sớm, chiều mát, tránh vào thời điểm vận chuyển tôm đang lột xác.
– Mật độ nuôi thương phẩm: 200 – 300 con/m2.
– Cách chuyển tôm: Có 2 cách cơ bản như sau:
- Cách 1: Dùng lưới kéo chuyển tôm.
- Cách 2: Siphon, thay nước liên tục 100% trong 2 – 3 ngày sau đó mờ van cho tôm sang ao nuôi.
- Lưu ý: Trong quá trình chuyển tôm thẻ cần giảm thức ăn 50 – 100% lượng thức ăn trong 2 cử gần nhất khi chuyển; khi chuyển tôm sang ao nuôi hoàn toàn thì tiến hành cho ăn trở lại, tùy theo sức khỏe của tôm.
4. CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ AO NUÔI TÔM
4.1. Cách cho tôm ăn
– Sử dụng thức ăn viên công nghiệp được sản xuất trong nước hoặc thức ăn nhập khẩu để cho tôm ăn; chất lượng thức ăn phải đảm bảo có hàm lượng đạm tổng số từ 32 – 45%; thức ăn và chất bổ sung thức ăn phải nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam, có nhãn hàng hóa đầy đủ theo quy định về ghi nhãn hàng hóa và được bảo quản theo hướng dẫn ghi trên nhãn hàng hóa.
– Không sử dụng thức ăn đã hết hạn sử dụng. Ngoài ra, tùy vào thực tế (sức khỏe của tôm, chu kỳ lột xác, thời tiết …) và theo dõi sàng ăn/chài khi tôm từ 20 ngày tuổi trở lên để điều chỉnh, quản lý thức ăn cho phù hợp, tránh cho ăn thiếu hoặc thừa đều ảnh hưởng đến tốc độ phát triển và sức khỏe của tôm.
– Thời điểm cho ăn và lượng thức ăn mỗi lần trong ngày cho tôm tham khảo tại bảng dưới:
Thời điểm | Tỷ lệ % thức ăn so với tổng lượng thức ăn hằng ngày |
6h | 20 |
10h | 10 |
16 | 20 |
20 | 25 |
23 | 25 |
4.2. Cách tính lượng thức ăn cho tôm thẻ chân trắng
– Ngày đầu tiên sử dụng thức ăn với lượng 0,5kg/100.000 giống. Trong 20 ngày đầu tiên, cứ 1 ngày tăng 0,2 kg/100.000 giống. Từ ngày thứ 21, cứ 1 ngày tăng 0,5kg/100.000 giống.
– Ngày thứ 10 sau khi thả giống, cho thức ăn vào sàng/nhá/vó để tôm làm quen, dễ cho việc kiểm tra lượng thức ăn dư sau này. Sàng đặt nơi bằng cách bờ ao 1,5 – 2m, sau cánh quạt nước 12 – 15m, không đặt ở góc ao, khoảng 1.600 – 2.000 m2 đặt 1 sàng.
– Sau 15 ngày có thể sử dụng các chất bổ sung cung cấp vitamin, khoáng chất theo chỉ dẫn của nhà cung cấp giúp tôm tăng cường sức khỏe.
– Chuyển đổi loại thức ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển, cỡ miệng tôm và nhu cầu dinh dưỡng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Khi chuyển đổi thức ăn, nên trộn lẫn 2 loại thức ăn cũ và mới cho ăn ít nhất 3 ngày.
4.3. Cách điều chỉnh lượng thức ăn cho tôm thẻ chân trắng
– Sử dụng sàng ăn rất quan trọng để kiểm tra việc cho ăn, phản ánh khả năng sử dụng thức ăn, sức khỏe, tỷ lệ sống của tôm và điều kiện nền đáy ao nuôi.
– Sàng ăn thường là tấm lưới mịn với một khung sắt vuông hoặc tròn có gờ cao không quá 5cm. Trung bình mỗi ao 2000 – 2500m2 dùng từ 1 – 2 nhá, cổ kích thước 80x80cm. Sàng ăn nên đặt sát đáy ao, nơi sạch sẽ và hơi xa bờ ao.
– Tùy theo diện tích và mật độ thả mà có thể bố trí một hoặc nhiều sàng ăn trong ao.
– Giai đoạn nuôi, lượng thức ăn và thời gian kiểm tra tham khảo như sau:
- Nếu tôm ăn hết: Tăng 5% thức ăn cho lần sau
- Nếu thức ăn dư khoảng 10%: Giữ nguyên thức ăn cho lần sau
- Nếu thức ăn dư khoảng 11 – 25%: Giảm 10% thức ăn cho lần sau
- Nếu thức ăn dư khoảng 26 – 50%: Giảm 30% thức ăn lần sau
- Nếu thức ăn còn nhiều hơn 50%: Ngưng cho ăn lần sau
– Cách cho tôm ăn: Tôm có khuynh hướng ăn ở những nơi được làm sạch bằng quạt nước, vi vậy cho ăn xung quanh ao được quạt nước làm sạch, tránh rải thức ăn vào nơi dơ bẩn và bờ ao.
Thời gian nuôi (ngày) | Thức ăn cho vào sàn | Canh nhá giờ |
21 – 60 | 10gr/01 kg thức ăn | 2.5 – 2.0 |
61 – 90 | 15gr/01 kg thức ăn | 2.0 – 1.5 |
>90 | 20gr/01 kg thức ăn | 1.5 – 1.0 |
Lưu ý:
– Tùy theo tình hình thực tế: môi trường ao nuôi, thời tiết… mà có thể tăng hoặc giảm lượng thức ăn trong ngày cho phù hợp.
– Những ngày thay đổi thời tiết như mưa, nắng gắt chỉ cho 70 – 80% lượng thức ăn đã định. Giảm khẩu phần ăn 20 – 30% khi tôm lột vỏ; 30 – 50% khi trời nóng bức hoặc có mưa to
– Trong quá trình nuôi nên hạn chế gặp vấn đề rong nhớt, nhớt bạt, nhớt mé ao sẽ làm tôm bệnh đường ruột, định kỳ thay phiên sử dụng các sản phẩm hỗ trợ đường ruột để trộn vào thức ăn cho tôm ăn như men tiêu hóa, EM gốc hoặc các sản phẩm đặc trị ký sinh trùng đường ruột trên tôm nuôi
Ngày tuổi | Trọng lượng tôm (g) | Lượng thức ăn (kg) |
1 | 0,02 | 0,5 |
2 | 0,1 | 0,7 |
3 | 0,18 | 0,8 |
4 | 0,26 | 1,1 |
5 | 0,34 | 1,2 |
6 | 0,42 | 1,5 |
7 | 0,5 | 1,7 |
8 | 0,58 | 2 |
9 | 0,66 | 2,3 |
10 | 0,8 | 2,6 |
11 | 0,9 | 3 |
12 | 1 | 3,4 |
13 | 1,1 | 3,8 |
14 | 1,2 | 4,1 |
15 | 1,3 | 4,6 |
16 | 1,4 | 5,2 |
17 | 1,52 | 5,9 |
18 | 1,65 | 6,7 |
19 | 1,79 | 7,3 |
20 | 1,92 | 8 |
21 | 2,06 | 8,5 |
22 | 2,2 | 9,1 |
23 | 2,35 | 9,9 |
24 | 2,51 | 10,6 |