Hướng dẫn phòng trị bệnh vi khuẩn dạng sợi trên tôm thẻ chân trắng

Hướng dẫn phòng trị bệnh vi khuẩn dạng sợi trên tôm thẻ chân trắng

Bà con nuôi tôm sẽ không ít lần bắt gặp tình trạng mang tôm bị biến nâu hoặc đen, chân tôm thẻ bám đầy lông tơ làm ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của tôm, tôm không thể tự lột vỏ…

Nếu Vi khuẩn quá nhiều không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến thiệt hại cho bà con nuôi tôm. Vậy giải pháp là gì?

1. Vi khuẩn dạng sợi trên tôm thẻ chân trắng là gì?

  • Vi khuẩn dạng sợi Leucothrix mucor sống hoại sinh ở sông và biển, có khả năng bám lên bề mặt ngoài của tôm, có khả năng phân giải nhiều loại hợp chất hữu cơ.
  • Vi khuẩn Leucothrix mucor có thể hoạt động một mình hoặc kết hợp với những loại vi khuẩn khác gây bệnh ở thân, mang và các bộ phận khác của tôm.

2. Dấu hiệu tôm bị mắc bệnh

  • Mang tôm biến đen hoặc biến màu nâu, các chân ngực và chân bơi có màu xám bám đầy lông tơ.
  • Bệnh nặng thì mang chuyển sang màu vàng, màu xám hoặc màu xanh bám nhiều lông tơ làm ảnh hưởng đến hô hấp. Tôm thường nổi đầu, dạt vào bờ và chết rải rác.
  • Nghiêm trọng hơn làm tôm không lột xác được.
  • Bệnh thường gặp ở ao nuôi có hàm lượng chất hữu cơ cao, mật độ nuôi dày.

3. Tác nhân gây bệnh trên tôm thẻ chân trắng

  • Chủ yếu là Vi khuẩn dạng sợi Leucothrix mucor, ngoài ra có thể do một số vi khuẩn dạng sợi khác: Cytophagr sp, Flexibacter sp, Thixothrix sp…Chúng có thế độc lập hay phối hợp với nhau gây bệnh ở mang, thân và các phụ bộ của tôm.
  • Các vi khuẩn dạng sợi này sống hoại sinh trong nước biển, cửa sông và có thể bám lên bề mặt ngoài của tôm gây bệnh, có khả năng phân giải kitin, xenlulose và nhiều hợp chất hữu cơ khác.

 

Hướng dẫn phòng trị bệnh vi khuẩn dạng sợi trên tôm thẻ chân trắng
Khi tôm nhiễm bệnh thì cách phòng và trị bệnh như thế nào hợp lí và hiệu quả?

4. Phòng – trị bệnh vi khuẩn dạng sợi trên tôm thẻ chân trắng

  • Cải thiện môi trường: thay nước, quạt nước
  • Cải thiện điều kiện môi trường và diệt vi khuẩn trong cơ thể: siphon đáy, thay nước mới để làm giảm mật độ vi khuẩn trong nước. Sử dụng các sản phẩm trong danh mục cho phép của Bộ NN và theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Tăng sức để kháng cho tôm: Bổ sung vitamin C
  • Không nuôi mật độ quá cao
  • Tránh làm tôm bị tổn thương
  • Định kỳ dùng chế phẩm vi sinh để giảm hàm lượng chất hữu cơ. Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng quản lý môi trường tốt và bổ sung vitamin C, A, E, và B Glucan.
  • Ao đã bị bệnh thì dùng 1 – 2mg/m3 Saponine hoặc bột hạt chè phun đều khắp ao kích thích tôm lột xác. Lột xác xong lại thêm nước để giảm nồng độ Saponine, hoặc dùng 2 – 5mg/m3 KMnO4 (thuốc tím) phun khắp ao sau 4 giờ thì thay nước.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *