Để bắt đầu một vụ nuôi mới, công đoạn cải tạo và xử lý ao chiếm tỷ lệ quan trọng nhất. Trong đó, việc cấp nước và xử lý nước ao để tạo một môi trường thích hợp nhất cho tôm giống. Có rất nhiều phương pháp xử lý nước ao đầu vụ
Lý do cần xử lý nước ao nuôi trước khi thả tôm giống
Đối với tôm giống, trước khi thả cần chuẩn bị cho chúng một môi trường nước ổn định về các chỉ tiêu, điều này giúp cho tôm có thể tránh các dịch bệnh, sinh trưởng tốt hơn.
Mục đích cụ thể như sau:
- Xử lý mầm bệnh gây hại còn sót lại ở vụ nuôi trước đó có thể gây hại cho tôm giống
- Mầm bệnh từ nguồn nước được cấp vào ao nuôi nếu không xử lý sẽ vô cùng nguy hiểm.
- Việc xử lý nước còn tạo nguồn thức ăn tự nhiên giúp tôm phát triển nhanh chóng trong giai đoạn đầu. Từ đó giảm chi phí thức ăn từ đó tăng lợi nhuận.
Sử dụng các hóa chất diệt khuẩn
1. Thuốc tím (KMnO4)
Thuốc tím có tác dụng loại bỏ các chất hữu cơ và kim loại nặng.
Đối Với các nguồn nước biển có lượng phù sa nhiều, độ đục cao, có nhiều chất, hàm lượng kim loại nặng cao. Cần phải loại bỏ chúng trước khi đưa vào xử lý diệt trùng.
2. Edta
Ngoài ra có thể sử dụng EDTA với nồng độ 5-10ppm để xử lý nước ngay trong bể nuôi ấu trùng.
3. Chlorin
Dùng Chlorin với nồng độ 15-25ppm, tương đương với 5,8-9,8gr Cl2. Sau khi xử lý Chlorin, lượng Cl2 vẫn còn dư thừa trong nước, lượng dư Cl2 thừa trong nước cũng sẽ gây độc đối với tảo và ấu trùng tôm, do vậy trước khi đưa nước vào bể nuôi tôm giống phải loại bỏ lượng Cl2 dư thừa bằng Thiosulphat.
Quy trình xử lý mầm bệnh trong nước trước khi thả tôm giống
– Bước 1: Cấp nước vào ao lắng qua túi lọc bằng vải dày nhằm loại bỏ rác, ấu trùng, tôm, cua, còng, ốc, côn trùng, cá tạp. Để lắng 3 – 7 ngày.
– Bước 2: Kích thích trứng tôm, ốc, côn trùng, cá tạp nở thành ấu trùng bằng cách chạy quạt nước liên tục 2 – 3 ngày.
– Bước 3: Sử dụng Chlorine nồ độ 20-30 ppm (20-30kg/1.000m3 nước) để diệt tạp, diệt khuẩn nước ao lắng vào buổi sáng (khoảng 8h) hoặc buổi chiều ( khoảng 16h). Ngoài ra có thể sử dụng một số hoá chất có thể dùng để diệt tạp, diệt khuẩn nước:
+ Thuốc tím (KMnO4): 20 – 50 kg/ha, tạt đều khắp ao và để ít nhất sau 24 giờ mới gây màu nước.
+ BKC (Benzalkonium Chlorinde) ≥ 50%: là 3 – 5ppm (30 – 50kg/ha).
+ Hợp chất Iodine ≥ 10%: 1 – 3 lít/1.000 m3 nước.
Lưu ý: Chỉ sử dụng một trong các hoá chất: hoặc thuốc tím, hoặc Chlorine , hoặc BKC, hoặc Iodine. Nếu sử dụng Chlorine để diệt trùng thì trước đó từ 3 – 5 ngày không nên sử dụng vôi vì vôi làm tăng pH, giảm khả năng diệt trùng của Chlorine.
– Bước 4: Quạt nước liên tục trong 10 ngày để phân hủy dư lượng Chlorine. Kiểm tra dư lượng chlorine trong nước bằng thuốc thử.
– Bước 5: Lấy nước từ ao chứa đã được xử lý vào ao nuôi qua túi lọc.
Gây màu tạo thức ăn tự nhiên cho tôm giống
Để gây màu nước, bà con có thể áp dụng rất nhiều biện pháp khác nhau xử lý nước nuôi tôm. Bón phân gây màu, duy trì mật độ tảo trong ao, tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm giống. Sau khi gây màu nước nên kiểm tra độ trong của nước ao mới tiến hành thả giống.
Sử dụng phân hữu cơ như cám gạo, phân xanh và bột đậu nành. Các loại phân này có thể kích thích sự sinh trưởng của tảo có lợi. Lượng phân hữu cơ cần thiết là 25 – 50 kg/ha/ngày và rải đều quanh ao. Sau 4 – 5 ngày, tảo sẽ phát triển và tạo màu nước.
Ngoài ra, bà con có thể sử dụng chế phẩm sinh học kết hợp với cám gạo, mật rỉ đường để ủ lên men. Các chế phẩm này có thể giúp gây màu nước và cải thiện chất lượng nước.
Trong suốt quá trình nuôi tôm, nước trong ao có thể bị ô nhiễm. Cần đảm bảo nguồn nước tốt nhất cho sự sinh trưởng của tôm. Mọi người nên tiến hành xử lý thay nước thường xuyên cho đến khi kết thúc mùa vụ.