Khoáng chất đóng vai trò rất quan trọng đối với dinh dưỡng của tôm thẻ chân trắng, đặc biệt là ở mô hình nuôi tôm thâm canh. Do tôm thẻ chân trắng có tốc độ tăng trưởng nhanh, quá trình lột xác diễn ra liên tục, thế nên nhu cầu được bổ sung chất khoáng là rất lớn.
Khoáng chất là thành phần rất quan trọng trong cơ thể, giúp quá trình lột xác của tôm được dễ dàng hơn. Tùy vào từng loại khoáng và tùy giai đoạn phát triển, tôm sẽ có những nhu cầu cụ thể khác nhau. Nhưng nhìn chung, tôm cần được bổ sung khoáng chất liên tục trong suốt vụ nuôi, đặc biệt là nuôi theo mô hình thâm canh, để tôm mau tăng trưởng và hạn chế các bệnh như cong thân, mềm vỏ, chết cục thiệt.
1. Khoáng chất là gì
Khoáng chất là tên gọi chung cho một nhóm các chất vô cơ không sinh năng lượng nhưng giữ nhiều vai trò và chức năng quan trọng trong cơ thể. Ở sinh vật sống, khoáng chất không thể được tổng hợp sinh hóa mà phải hấp thu từ nguồn thực phẩm hoặc môi trường bên ngoài. Trên góc độ dinh dưỡng, có thể chia khoáng chất làm 2 nhóm chính:
- Khoáng đa lượng: là các chất dinh dưỡng mà các mô, tế bào cần số lượng nhiều như magiê (Mg), kali (K), can-xi (Ca), phốt-pho (P)…
- Khoáng vi lượng: là các chất dinh dưỡng mà mô, tế bào có nhu cầu tương đối nhỏ nhưng không thể thiếu cho sự sinh trưởng như sắt (Fe), kẽm (Zn), man-gan (Mn), đồng (Cu)…
2. Cách bổ sung chất khoáng cho tôm
Có thể bổ sung khoáng cho tôm thông qua thức ăn hoặc trực tiếp thông qua môi trường nước.
2.1. Bổ sung khoáng vào thức ăn
Khi môi trường nước có nồng độ khoáng thấp, bà con có thể sử dụng TA-Feedmin trộn vào thức ăn để bổ sung thêm khoáng cho tôm. Là một chế phẩm vi khoáng, TA-Feedmin cung cấp các khoáng chất đa vi lượng giúp tôm nhanh cứng vỏ, chắc thịt, nặng cân; đồng thời ngăn ngừa và điều trị các bệnh cong thân, đục cơ, ốp thân, mềm vỏ…
Để có hiệu quả tối ưu nhất, bà con nên hòa tan TA-Feedmin vào nước, trộn đều với thức ăn rồi để khô trong điều kiện râm mát khoảng 15 phút trước khi cho tôm ăn. Ngoài ra, nên kết hơp với TA-Binder để tăng độ kết dính, tránh việc thất thoát mà còn lại kích thích tôm bắt mồi.
2.2. Bổ sung khoáng vào nước ao nuôi tôm
Nhờ cơ chế điều hòa áp suất thẩm thấu, tôm có thể hấp thụ hoặc bài tiết khoáng chất trực tiếp từ môi trường nước thông qua mang và bề mặt cơ thể. Vì lẽ đó, yêu cầu khoáng chất trong chế độ ăn sẽ phụ thuộc phần lớn vào nồng độ khoáng có trong môi trường nước; nghĩa là việc bổ sung khoáng trực tiếp vào nước dẫu chi phí cao hơn nhưng cũng sẽ hiệu quả hơn so với bổ sung khoáng qua thức ăn.
Để bổ sung khoáng vào nước cho tôm, bà con có thể sử dụng Khoáng tạt N79, một sản phẩm bổ sung khoáng chất đa vi lượng giúp tôm nhanh cứng vỏ, đồng thời ổn định môi trường và cải thiện chất lượng nước ao nuôi.
Hướng dẫn sử dụng TA-Khoáng tạt N79 | ||
Công dụng | Liều dùng | Lưu ý |
Tôm bị kéo đàn, rong mé, đóng rong | 1 túi Khoáng tạt N79 cho 1.000-1.500m3 nước | Tạt lúc 8-9h sáng |
Tôm bị mềm vỏ, đục cơ, cong thân, ăn yếu | 1 túi Khoáng tạt N79 cho 1.000 m3 nước | Tạt lúc 1-2h sáng |
Nước xanh | 1 túi Khoáng tạt N79 cho 1.000-1.500m3 nước | Tạt lúc 13-14h trưa |
Nước đục đỏ, tôm đóng khói đèn, đứt râu, sâu đuôi, nước phát sáng do vi khuẩn | 1 túi Khoáng tạt N79 cho 1.000-1.500m3 nước | Tạt lúc 1-2h sáng |
Nên chú ý bổ sung khoáng chất vào ban đêm vì đó là thời điểm tôm lột xác và bắt đầu hấp thụ khoáng từ môi trường để hình thành vỏ mới, đặc biệt là tại thời điểm 2-4h sáng.