TA-MIX100
Bộ Ba Khoáng Đa Lượng Thiết Yếu Cho Tôm Nhanh Lột Xác, Dày Vỏ, Đẹp Màu
Đối với tôm thẻ chân trắng thường được nuôi mật độ dày trong môi trường có độ mặn thấp, quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm phụ thuộc rất nhiều vào lượng khoáng chất bổ sung vào môi trường nước. Trong đó phải kể đến Ma-giê (Mg), Ka-li (K) và Can-xi (Ca) – là ba khoáng đa lượng đặc biệt cần thiết đối với quá trình lột xác và hình thành vỏ mới của tôm nuôi.
Như mọi loài giáp xác khác, tôm thẻ chân trắng cần phải lột xác thường xuyên để có thể phát triển và tăng trưởng cả về kích thước lẫn trọng lượng. Tuy nhiên, khác với môi trường sinh trưởng ngoài tự nhiên, tôm nuôi trong ao thường có mật độ quá dày, độ mặn thấp nên dễ xảy ra thiếu hụt khoáng chất trong quá trình lột xác. Điều này dễ dẫn đến tôm chậm tăng trưởng, cong thân, mềm vỏ hoặc xảy ra hiện tượng chết cục thịt nếu không được bổ sung khoáng chất từ bên ngoài thông qua thức ăn và môi trường nước.
1. Khoáng Chất Là Gì?
Kháng chất là tên gọi chung cho một nhóm các chất vô cơ không sinh năng lượng nhưng giữ nhiều vai trò và chức năng quan trọng trong cơ thể. Ở sinh vật sống, khoáng chất không thể được tổng hợp sinh hóa mà phải hấp thu từ nguồn thực phẩm hoặc môi trường bên ngoài. Trên góc độ dinh dưỡng, có thể chia khoáng chất làm 2 nhóm chính:
Khoáng đa lượng: là các chất dinh dưỡng mà các mô, tế bào cần số lượng nhiều như ma-giê (Mg), ka-li (K), can-xi (Ca), phốt-pho (P)…
Khoáng vi lượng: là các chất dinh dưỡng mà mô, tế bào có nhu cầu tương đối nhỏ nhưng không thể thiếu cho sự sinh trưởng như sắt (Fe), kẽm (Zn), man-gan (Mn), đồng (Cu)…
2. Vai Trò Của Khoáng Mg, K và Ca
Với tôm thẻ chân trắng, các khoáng chất như ma-giê (Mg), ka-li (K), can-xi (Ca), sắt (Fe), kẽm (Zn)… được xem là cực kỳ cần thiết. Trong đó, ma-giê (Mg), ka-li (K), can-xi (Ca) là ba khoáng chất đa lượng không chỉ đặc biệt quan trọng đối với quá trình lột xác mà còn ảnh hưởng tới nhiều quá trình sinh lý khác của tôm.
2.1. Ma-giê (Mg)
Trong quá trình lột xác, tôm cần hấp thụ một lượng lớn Mg để khoáng hóa bộ xương ngoài của chúng. Ngoài ra, Mg còn đóng vai trò chất xúc tác quan trọng đối với enzyme trong các quá trình chuyển hóa carbonhydrate, protein và lipid. Nó là yếu tố cần thiết để hình thành các phức hợp enzyme (ATP-Mg2+ và ATP-Na+/K+) quan trọng trong quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu và nồng độ ion để thích nghi với môi trường có độ mặn thấp. Thiếu Mg, tôm sẽ giảm ăn và tỷ lệ chết cao.
2.2. Ka-li (K)
Ka-li có vai trò quan trọng trong quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu, trao đổi chất và các hoạt động của enzyme trong tế bào. Khi được hấp thu vào dạ dày và ruột tôm, K giúp làm giảm pH, tạo môi trường kiềm cần thiết, qua đó làm tăng sự giải phóng các enzyme từ gan tụy, giúp tôm tiêu hóa tốt thức ăn và có đủ dinh dưỡng cho quá trình lột xác. Thiếu Ka-li, tôm sẽ chậm lớn, còi cọc và dễ bị đục cơ, cong thân, mà nếu chuyển nặng có thể dẫn đến tôm chết hàng loạt.
2.3. Can-xi (Ca)
Không chỉ là khoáng chất thiết yếu cho việc hình thành lớp vỏ kitin của tôm, can-xin còn có vai trò quan trọng trong các các chức năng của cơ, quá trình đông máu và điều hòa áp suất thẩm thấu. Thiếu can-xi, tôm sẽ bị mềm vỏ, vỏ không cứng sau khi lột hoặc không lột vỏ được theo chu kỳ. Ngoài ra, can-xi còn có chức năng làm hệ đệm trong môi trường nước ao nuôi như: tăng độ kiềm, ổn định pH.
3. Những Lưu Ý Khi Bổ Sung Khoáng Cho Tôm
Nhờ cơ chế điều hòa áp suất thẩm thấu, tôm có thể hấp thụ hoặc bài tiết khoáng chất trực tiếp từ môi trường nước thông qua mang và bề mặt cơ thể. Vì lẽ đó, yêu cầu khoáng chất trong chế độ ăn sẽ phụ thuộc phần lớn vào nồng độ khoáng có trong môi trường nước; nghĩa là việc bổ sung khoáng trực tiếp vào nước dẫu chi phí cao hơn nhưng cũng sẽ hiệu quả hơn so với bổ sung khoáng qua thức ăn.
Việc bổ sung khoáng thường xuyên cho tôm nuôi là rất cần thiết, tuy nhiên cần theo dõi và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể của ao nuôi:
3.1. Độ mặn
Độ mặn của nước có liên quan đến quá trình cân bằng áp suất thẩm thấu của cơ thể (máu và cơ) tôm, do đó ảnh hưởng không chỉ khả năng duy trì sự sống, tốc độ tăng trưởng mà còn khả năng hấp thụ/bài tiết khoáng của tôm.
Áp suất thẩm thấu cơ thể tôm sẽ tăng theo độ mặn của nước, nhưng chậm hơn so với áp suất thẩm thấu của môi trường. Ngoài ra, độ mặn cao đồng nghĩa với nhiều muối khoáng, nên việc bổ sung khoáng cho tôm cần được chú ý nhiều hơn ở các ao có độ mặn thấp.
3.2. Tỷ lệ khoáng
Tôm cần khoáng để phát triển, nhưng việc bổ sung khoáng cho tôm cũng cần được tính toán sao cho hợp lý vì các loại khoáng khác nhau sẽ ảnh hưởng đến sự hữu dụng của từng loại khoáng.
Ion Khoáng | Tỷ Lệ Phù Hợp |
Na : K | 28 : 1 |
Mg : Ca | 3,4 : 1 |
Ca : K | 1 : 1 |
Bảng 1. Tỷ lệ khoáng phù hợp trong ao nuôi
3.3. Giai đoạn phát triển
Nhu cầu khoáng của tôm sẽ thay đổi tùy vào giai đoạn sinh trưởng và sự lột xác nhiều hay ít. Về mặt sinh học, tôm nhỏ có chu kỳ lột xác ngắn hơn so với tôm trưởng thành; hơn thế nữa, khả năng trao đổi muối khoáng với môi trường bên ngoài cũng giảm dần theo sự trưởng thành của tôm. Điều này có nghĩa là tôm càng lớn thì nhu cầu khoáng chất càng cao và việc bổ sung khoáng vào ao cần nhiều hơn cả về liều lẫn lượng.
Đặc biệt là từ giai đoạn 20 ngày tuổi trở đi, tôm lột vỏ và phát triển rất mạnh nên dễ xảy ra thiếu hụt khoáng chất trong môi trường. Bà con cần theo dõi thường xuyên và bổ sung khoáng, nhất là vào giai đoạn 2-4 giờ sáng là khi tôm đã lột xác và bắt đầu hấp thụ khoáng để hình thành vỏ mới.
Ngày tuổi | Số lần
lột xác |
Tổng số
lần/tháng |
Khoảng cách
ngày lột xác |
1-7 | 7 | 16-18 | 1 |
8-15 | 4 | 2 | |
16-30 | 5 | 3 | |
31-45 | 2 | 4-6 | 7 |
46-60 | 2 | 8 | |
61-90 | 3 | 3-4 | 9 |
Bảng 2. Thảm khảo chu kỳ lột xác của tôm
3.4. Khả năng hòa tan
Khoáng thôi chưa đủ, phải là khoáng hòa tan mới tốt. Vì tôm hấp thụ khoáng qua môi trường nước ở dạng ion khoáng, nên khả năng hòa tan của khoáng càng cao thì lượng khoáng tôm hấp thụ sẽ càng nhiều. Tuy nhiên, các sản phẩm bổ sung khoáng thông thường chỉ có độ hòa tan vào khoảng 70-80%. Điều này dẫn đến thiệt hại về chi phí, kèm theo nguy cơ làm tăng nhớt đáy ở các ao nuôi trải bạt.
Hiểu được điều đó, Trúc Anh BiOTech đã cải tiến quá trình sản xuất và cho ra đời sản phẩm TA-Mix 100 – một sản phẩm bổ sung khoáng với các nguyên liệu chất lượng được nghiền mịn thành hạt có tiết diện cực kỳ nhỏ (0,05mm). Với TA-Mix 100, bà con có thể hòa tan trước với nước hoặc tạt trực tiếp ra ao đều đảm bảo khả năng hòa tan đến 99%.
Với diện tích nước 1000 m3, bà con nên sử dụng 5 kg (trong giai đoạn 45 ngày đầu) – 10kg (trong giai đoạn 46 ngày trở về sau) TA-Mix mỗi ngày để cung cấp ba loại khoáng đa lượng cần thiết cho ao nuôi. Điều này sẽ giúp ổn định môi trường nước, hỗ trợ quá trình lột xác để tôm nhanh cứng vỏ, nặng ký, đẹp màu.
Việc định kỳ sử dụng TA-Mix 100 còn giúp phòng các bệnh cong thân, đục cơ, mềm vỏ, chết cục thịt trên tôm. Trong trường hợp phát hiện tôm bệnh, tùy vào tình trạng sức khỏe con tôm và điều kiện ao nuôi, có thể tăng liều lượng gấp 2-3 lần và chọn thời điểm thích hợp để sử dụng. Nếu đã xác định rõ nguyên nhân thiếu khoáng, có thể kết hợp sản phẩm TA-FeedMin bổ sung vào khẩu phần ăn cho tôm để có hiệu quả tối ưu nhất.
Để được tư vấn thêm thông tin, bà con hãy liên hệ Bác sĩ Tôm qua số điện thoại: 0392 73 72 72
Reviews
There are no reviews yet.