Ảnh hưởng của khí độc NO2 và pH trong ao nuôi tôm thẻ

Nguồn nước nuôi tôm giống phải đảm bảo sạch bệnh

Khí độc NO2 hình thành do sên vét, cải tạo ao ban đầu trước vụ nuôi thực hiện kém hiệu quả. Không loại được triệt để lượng bùn cũ trong ao, để bùn tồn số lượng nhiều. Nguồn nước giàu phù sa, chất lơ lửng, lợn cơn…không qua hệ thống ao lắng lọc, vào trực tiếp ao nuôi, là nguyên nhân hình thành khí độc NO2.

Sử dụng nước cũ, vụ nuôi trước cho vụ nuôi mới, cũng làm cho khí độc NO2 tăng nhanh ngay trong tháng đầu tiên của vụ nuôi mới. Hoặc trong nguồn nước lấy vào ao nuôi có sẵn hàm lượng NOcao, nhất là những vùng khoan giếng, lấy nước mặn ngầm nuôi tôm. Trong quá trình nuôi tôm, do người nuôi quản lý cho tôm ăn không hợp lý, gây dư thừa thức ăn, làm tích luỹ và phân huỷ hữu cơ, sinh khí độc NO2. Sử dụng đạm trong thức ăn không phù hợp với tuối tôm, trọng lượng, giai đoạn nuôi…cũng là nguyên nhân làm khí độc NO2 hình thành, tăng cao.

Đa số nguyên liệu thức ăn có nguồn gốc thực vật, ngũ cốc. Phospho trong thức ăn hiện diện ở dạng acid phytic, thường gắn kết với khoáng mang điện tích dương, tạo phức hệ phytate rất khó tiêu hoá. Chỉ khoảng 30% thức ăn được tôm tiêu hoá triệt để, phần còn lại thải ra môi trường nuôi trực tiếp hoặc gián tiếp qua đường phân tôm. Khí độc NO2 hình thành qua con đường dư thừa thức ăn rất nhanh, nguy hiểm cho tôm. Tảo trong ao nuôi phát triển mất kiểm soát, gây hoa nước, suy tàn khi đến phase già, hoặc do mưa nhiều tảo không quang hợp được hoặc do người nuôi xài hoá chất diệt khuẩn định kỳ…tảo tàn cũng là nguyên nhân làm khí độc NO2 hình thành, tăng cao. Xác vỏ tôm chết, phân tôm…tích tụ đáy ao cũng làm khí độc NO2 phát sinh, tăng cao.

Hàm lượng khí độc NO2 trong ao ≤ 1 ppm hay 1 mg/lít nước ao được cho là an toàn, vẫn có những ao nuôi ngoại lệ, khi hàm lượng khí độc NO2 vượt con số giới hạn cho phép trên, tôm vẫn phát triển, tuy nhiên, cần khẳng định, những trường hợp này rất ít. Các biểu hiện đầu tiên ảnh hưởng do khí độc NO2 đến tôm được nhận biết tại ao nuôi như thấy tôm xuất hiện, bơi lội trên mặt nước, dọc mé bờ, nổi đầu sáng sớm, chiều mát. Thời điểm trên, NO2 kết hợp với Hemocyanin trong máu tôm, tạo thành Mehemoglobin, làm mất khả năng vận chuyển oxy trong máu, từ đó khiến tôm nuôi bị thiếu oxy. Mang tôm, chân bò bị tổn thương nghiêm trọng, mang chuyển màu đỏ, tưa rách. Chân bò chuyển đỏ, bị cụt, khi khí độc NO2 tăng cao.

Nền đáy ao nuôi chuyển đen, mùi hôi, ao nhiều bong bóng bọt khí sậm màu, bong bóng khó vỡ, nước keo, nhớt, tanh hôi. Tôm tập trung khu vực sạch, nơi máy quạt nước, sủi oxy hoạt động. Hàm lượng oxy trong ao giảm xuống ≤ 4 mg/lít, có xu hướng tiếp tục giảm khi hàm lượng khí độc NO2 tăng dần. Tôm chậm lớn, phân đàn, chết rớt đáy số lượng tăng dần. Tôm giảm ăn từ từ đến bỏ ăn, thời gian canh vó kéo dài. Tôm khó lột xác, lột xác dính vỏ, vỏ lâu cứng, tôm tăng trưởng chậm, xuất hiện tôm chết trong vó, nền đáy nơi hố siphon.

Giữ môi trường ao nuôi sạch là yếu tố quan trọng tăng sức đề kháng tôm
Giữ môi trường ao nuôi sạch là yếu tố quan trọng tăng sức đề kháng tôm

Trong môi trường nuôi tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp, việc chênh áp suất thẩm thấu giữa cơ thể tôm và môi trường gây rối loạn cân bằng, khi đó sự cạnh tranh giữa hai ion NO2– và Cl-, tôm khó lột xác, lột xác bị mềm vỏ, chậm lớn. Đây là thời điểm để ngoại ký sinh, vi khuẩn tấn công, phá huỷ tổ chức mang, tôm mất khả năng trao đổi oxy, gây bệnh đốm đen, thủng cơ, khiến tôm chết hàng loạt.

pH trong ao nuôi ảnh hưởng trực tiếp đến biến động và hàm lượng khí độc NO2. Trong ngày, vào thời điểm từ 10 giờ sáng đến 15 giờ chiều pH trong ao tăng rất mạnh. Khi pH tăng, thúc đẩy mạnh phân huỷ hữu cơ đáy ao. Khi phân huỷ hữu cơ diễn ra, trước tiên là NH3 tăng, sau đó đến NO2 tăng. pH bị ảnh hưởng bởi 2 yếu tố, CO2 phản ứng với nước và phản ứng Nitrat hoá NH4+ và NH3- của vi khuẩn và oxy làm giảm kiềm trong nước. Khi nồng độ CO2 trong nước tăng hay giảm sẽ tạo ra H+ làm giảm pH, hay OH- làm tăng pH. Tảo và vi sinh vật sử dụng CO2, quyết định hàm lượng CO2 trong nước. Tảo nhiều, ban ngày quang hợp mạnh, sử dụng CO2 làm tăng pH. Ban đêm, tảo hô hấp, sử dụng oxy trong ao thải ra CO2, làm pH giảm mạnh. Mặt khác, độ kiềm trong ao cũng làm biến thiên pH. Những ao kiềm cao ≥ 100 ppm, pH có xu hướng ổn định, lúc này tảo sẽ là nguyên nhân làm tăng pH vào ban ngày.

Để giảm thiểu những tác động do khí độc NO2 gây ra người nuôi cần ổn định pH, hạn chế pH tăng > 8,3 trong ao nuôi. Có nhiều giải pháp đồng bộ, đơn giản, dễ thực hiện như kiểm soát thức ăn khi cho tôm ăn thông qua định lượng đúng, theo nhua cầu phát triển tôm nuôi, tránh dư thừa. Đảm bảo nguyên tắc đáp ứng tối đa 70 – 80 % so nhu cầu thực tế của tôm. Kiểm soát tảo, hạn chế tảo lục, nên nuôi nước bằng tảo khuê (màu trà), kiểm soát độ trong 30 – 40 cm. Đo đạc hàng ngày, giám sát thường xuyên diễn biến thông số môi trường ao nuôi.

Khi NO2 tăng cao cần giảm thức ăn xuống, chỉ cho tôm ăn 40 – 50 % so nhu cầu, tiến hành thay nước từ ao sẵn sàng sang, lượng nước thay 30 – 50 % tuỳ điều kiện mỗi hộ nuôi. Kiểm tra pH, hạ pH xuống mức 7,8 – 8,0. Tiến hành đánh vi sinh xử lý đáy, ưu tiên các dòng vi sinh Nitrosomonas, Nitrobacter, Actinomyces luôn có trong thành phần. Nhóm vi sinh dùng xử lý nước ao, nền đáy ao như Rhodobacter sp, Rhodospirillum, Rhodopseudomonas viridis… Các nhóm vi sinh có lợi tham gia sử dụng, phân hủy các hợp chất hữu cơ như: Bacillus sp., Clostridium sp, Lactobacillus sp, L.acidophillus, Streptococcus sp., Sacharomyces sp…Các loại Enzyme, xúc tác quá trình phân hủy của các chất hữu cơ, vi sinh vật như: Protease, Lypase, Amyllase, Chitinnase, phytase…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *