Bệnh phân lỏng là một bệnh lý đường ruột ở tôm. Bệnh này gần đây xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt là ở tôm nuôi thâm canh với mật độ cao.
1. Nguyên nhân gây bệnh tôm bị lỏng đường ruột
Tôm có thể bị bệnh phân lỏng, phân đứt khúc do vô tình ăn phải các loại tảo độc như tảo lam, tảo đỏ… Các loại tảo này sẽ tiết ra độc độ làm tổn thương các mô đường ruột, khiến tôm không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng đã được tiêu hóa cũng như các nội chất bên trong đường ruột. Ngoài ra, bệnh phân lỏng, phân đứt khúc cũng như các bệnh lý đường ruột khác còn do các nguyên nhân như:
- Thức ăn kém chất lượng, hư mốc gây ra độc tố làm ức chế hoạt động của đường ruột, làm tôm không hấp thụ được thức ăn;
- Môi trường nước bị ô nhiễm, chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Các vi khuẩn này sẽ bám vào thức ăn, xâm nhập vào ruột tôm và gây ra các bệnh đường ruột;
- Sử dụng nhiều kháng sinh, ảnh hưởng xấu đến hệ vi khuẩn đường ruột và gây tổn thương các mô ruột, làm tôm không hấp thụ được thức ăn đã tiêu hóa.
2. Cách phòng tôm bệnh phân lỏng, Tôm bị lỏng đường ruột
Để phòng bệnh phân lỏng ở tôm, bà con cần quản lý tốt môi trường nước, bằng cách:
- Tránh cho ăn dư thừa sẽ gây tích tụ chất thải, làm ô nhiễm ao nuôi;
- Xử lý nguồn nước cấp thật kỹ để tránh nhiễm khuẩn và tảo độc từ môi trường bên ngoài;
- Thường xuyên kiểm tra độ kiềm, độ pH và các chỉ tiêu khác để đảm bảo sức khỏe cho tôm.
Bên cạnh đó, nên định kỳ bổ sung men vi sinh T-Food vào thức ăn để cải thiện hệ vi khuẩn đường ruột cho tôm, giúp hạn chế tối đa các bệnh về đường ruột và tăng khả năng tiêu hóa thức ăn của tôm.
3. Điều trị bệnh phân lỏng ở tôm, Tôm bị lỏng đường ruột
Trong trường hợp tôm có các dấu hiệu bị phân lỏng, cần giảm ngay 20% – 50% lượng thức ăn và có các biện pháp xử lý và cải thiện môi trường ao nuôi. Sau đó, dùng men vi sinh T-Food trộn với thức ăn theo hướng dẫn sau:
- Trộn 7-10g T-Food cho mỗi 1kg thức ăn;
- Dùng liên tục trong 3 ngày;
- Khi bệnh đã giảm khoảng 99%, bắt đầu điều chỉnh lại lượng thức ăn và giảm liều dùng T–Food xuống 5-7g chỗ mỗi 1kg thức ăn.