Bệnh tôm đuôi đỏ – Hội chứng virus Taura trên tôm thẻ chân trắng

Bệnh tôm đuôi đỏ - Hội chứng virus Taura trên tôm thẻ chân trắng

Cũng như bệnh đốm trắng (WSSV) và bệnh đầu vàng (YHV), bệnh đuôi đỏ hay còn gọi là hội chứng Taura (TSV) là một trong những dịch bệnh nguy hiểm đối với tôm thẻ chân trắng, đặc biệt là những ao nuôi thâm canh với mật độ cao. Bệnh thường gặp ở tôm giai đoạn nuôi 14-45 ngày tuổi và có thể gây chết tôm hàng loạt nếu không được ngăn ngừa và kiểm soát kịp thời.

Hội chứng Taura (TVS) trên tôm thẻ chân trắng được ghi nhận lần đầu vào năm 1992 tại Ecuador. Trong khoảng thời gian 5 năm sau đó, bệnh đã bùng phát thành dịch và gây thiệt hại nặng nề cho ngành nuôi tôm tại châu Mỹ. Ngày nay, với sự phổ biến rộng rãi của tôm thẻ chân trắng từ Mỹ sang Á, hội chứng Taura cũng đã phổ biến rộng khắp trên toàn cầu và là một trong những dịch bệnh đe dọa đến sự phát triển bền vững của ngành nuôi tôm thế giới.

1. Tác nhân gây bệnh tôm đuôi đỏ

Hội chứng Taura là một bệnh do virus gây ra. Ban đầu, virus này được phân loại thuộc họ Picornaviridae, nhưng đến năm 2005 đã được tái phân loại và thuộc họ Dicistrovirdae. Đây là virus dạng hình cầu, có 20 mặt, đường kính 32 nm, cấu trúc nhân RNA và ký sinh trên tế bào biểu mô của tôm.

2. Triệu chứng tôm bệnh đuôi đỏ

Tôm bị hội chứng Taura cũng có các biểu hiện tương tư nhiều loại bệnh khác như: ăn yếu, vỏ mềm, bơi lờ đờ, tấp mé. Tuy nhiên bệnh cũng có các dấu hiệu đặc trưng với 3 giai đoạn phát triển bệnh khác nhau.

2.1. Giai đoạn cấp tính tôm bệnh đuôi đỏ

Tôm bệnh sẽ có màu đỏ nhạt, đặc biệt là đuôi và có các dấu hiệu của sự hoại tử cục bộ (các mép chân bơi, chân bò và đuôi tôm dày lên). Ngoài ra, tôm bệnh còn bị mềm vỏ, rỗng ruột và thường chết khi lột xác. Đây là giai đoạn bệnh có tỷ lệ chết cao nhất (40-90%).

2.2. Giai đoạn chuyển tiếp tôm bệnh đuôi đỏ

Tôm ở giai đoạn này vẫn bắt mồi bình thường, có thể có hoặc không có hiện tượng mềm vỏ và đổi màu đỏ ở các phần phụ. Tuy nhiên, quan sát kỹ sẽ thấy có nhiều điểm bị thương tổn màu nâu, đen trên lớp vỏ kitin (do cơ chế miễn dịch tự nhiên của tôm hoạt động chống lại mầm bệnh).

2.3. Giai đoạn mãn tính tôm bệnh đuôi đỏ

Tôm sống sót qua giai đoạn cấp tính và chuyển tiếp sẽ xuất hiện nhiều đốm đen hơn trên lớp vỏ kitin. Tuy nhiên, sau vài lần lột xác, các dấu hiệu bệnh lý sẽ biến mất và tôm trở lại bình thường dù vẫn mang virus gây bệnh.

3. Phòng trị bệnh tôm đuôi đỏ

Cũng như nhiều bệnh do virus gây ra, hội chứng Taura có thể lây nhiễm theo chiều dọc từ tôm bố mẹ mang mầm bệnh sang tôm giống; và cũng có thể lây nhiễm theo chiều ngang khi tôm khỏe ăn tôm chết bệnh hoặc sống trong môi trường nước có chứa chất thải từ tôm bệnh.

Bệnh tôm đuôi đỏ - Hội chứng virus Taura trên tôm thẻ chân trắng
Bệnh tôm đuôi đỏ – Hội chứng virus Taura trên tôm thẻ chân trắng

Hiện vẫn chưa có liệu pháp điều trị cụ thể cho hội chứng Taura, nên chủ yếu vẫn là phòng bệnh bằng cách thực hiện tốt các phương pháp phòng bệnh tổng hợp như:

  • Chuẩn bị tốt ao nuôi và hạn chế sự xâm nhập của các loài giáp xác mang mầm bệnh;
  • Xử lý và lắng lọc nước kỹ lưỡng trước khi cấp vào ao nuôi;
  • Chọn tôm giống có nguồn gốc rõ ràng và có chứng chỉ sạch bệnh qua kiểm tra PCR;
  • Cho ăn thức ăn đảm bảo dinh dưỡng và đúng khẩu phần, đồng thời trộn thêm vitamin và các khoáng chất cần thiết để tăng sức đề kháng cho tôm;
  • Định kỳ 7-10 ngày/lần sử dụng vi sinh TA-Gold – một chế phẩm lên men từ lợi khuẩn Bacillus spp. – để phân hủy mùn bã hữu cơ trong ao, đồng thời át chế các vi sinh vật có hại, giúp cải thiện môi trường sống cho tôm;
  • Kết hợp quan sát và theo dõi ao nuôi hằng ngày nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường để có hướng xử lý kịp thời.

Khi phát hiện hoặc nghi ngờ tôm nhiễm hội chứng Taura, trước tiên cần xử lý môi trường (nâng độ pH trên 8 vào buổi sáng) và điều chỉnh lại khẩu phần ăn để hạn chế tôm lột xác. Sau đó, tùy vào giai đoạn phát triển bệnh và mức độ độc tính mà tiến hành thu hoạch sớm hoặc xử lý để làm chậm quá trình sinh sản của virus cho tới kỳ thu hoạch.

Để được tư vấn thêm thông tin, bà con hãy liên hệ Bác sĩ Tôm qua số điện thoại: 0392 73 72 72

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *