Vì người tiêu dùng thường vô thức liên hệ màu sắc thực phẩm với độ chín, độ tươi, hay đơn giản là chất lượng sản phẩm, nên màu sắc ngoài việc biểu thị tình trạng sức khỏe còn ảnh hưởng rất lớn đến giá trị thương phẩm của con tôm.
Với tôm nuôi, ngoài kích cỡ, trọng lượng thì màu sắc cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến giá trị thương phẩm. Thường thì những con tôm có màu đỏ đậm khi luộc chín sẽ được thương lái ưu tiên thu mua với giá cao hơn.
Đó là nhu cầu thực tế của thị trường và là cơ hội để người nuôi tôm đạt được giá trị kinh tế cao hơn, tuy nhiên tôm chân trắng khi nuôi theo hướng thâm canh lại thường có màu đỏ nhạt sau khi luộc chín (do không tổng hợp đầy đủ sắc tố, đặc biệt là astaxanthin). Để khắc phục điều này, bà con cần quan tâm đến các yếu tố sau để cải thiện màu sắc cho tôm.
1. Thức ăn nuôi tôm
Màu sắc của tôm chủ yếu phụ thuộc vào sự hiện diện định tính và định lượng của các sắc tố carotenoid có trong vỏ và cơ thể, trong đó astaxanthin là chất chủ yếu tạo nên màu đỏ trên tôm. Tuy nhiên, các loài giáp xác nói chung và tôm chân trắng nói riêng không thể tự tổng hợp astaxanthin, mà phải tích lũy trực tiếp từ thức ăn hoặc biến đổi một phần thông qua các phản ứng trao đổi chất trong môi trường tự nhiên (vi sinh vật, tảo, nấm, v.v.).
Thế nên, phương pháp cải thiện màu tôm phổ biến nhất vẫn là bổ sung astaxanthin (ở mức vừa đủ) vào trong khẩu phần ăn. Để bổ sung astaxanthin, bà con có thể sử dụng nguồn tự nhiên từ dầu nhuyễn thể, nấm men phaffia, vi tảo haematococcus pluvialis, v.v. hay rong bún, rong mền, cà rốt (theo nghiên cứu gần đây của Đại học Cần thơ). Thực nghiệm cho thấy, việc bổ sung astaxanthin từ 25 đến 100 mg/kg khẩu phần ăn trong khoảng một tháng là đủ để tạo ra sắc tố cần thiết cho việc cải thiện màu sắc con tôm thương phẩm.
Bên cạnh đó, TA-Forever cũng là một lựa chọn tối ưu cho bà con vì sản phẩm này không chỉ bổ sung dinh dưỡng, giúp tôm tăng trọng nhanh và lột xác đồng loạt, mà nó còn chứa các dưỡng chất cần thiết giúp con tôm dày vỏ, đẹp màu.
2. Màu sắc môi trường nuôi tôm
Màu nền ao nuôi cũng là một yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến màu sắc của tôm. Vì loài giáp xác, trong đó có tôm, có thể thay đổi màu sắc nhờ vào sự co/phân tán của các tế bào sắc tố. Với cơ chế đổi màu này, tôm nuôi trong ao có nền sáng sẽ trong suốt hơn do tế bào sắc tố co lại và tôm nuôi trong ao có nền tối, ngược lại, sẽ có màu đậm hơn do tế bào sắc tố nở to ra.
3. Nhiệt độ thích hợp để nuôi tôm
Cũng với cơ chế thay đổi màu sắc, tôm chân trắng có thể đổi màu để điều hòa thân nhiệt. Khi nhiệt độ cao, các tế bào sắc tố sẽ co lại, khiến tôm nhạt màu đi để phản xạ bớt ánh sáng hắt lên bề mặt cơ thể nhằm giảm nhiệt. Thế nên, để tôm phát triển tốt và có màu sắc phù hợp, người nuôi tôm cần chủ động điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng bằng lưới che ao tôm.
4. Các bệnh lý trên tôm
Màu sắc tôm nuôi cũng bị ảnh hưởng bởi tình trạng căng thẳng và các bệnh lý khác, đặc biệt là các bệnh liên quan đến gan tụy. Vì gan tụy là nơi chứa sắc tố carotenoid chủ yếu ở tôm, nên khi bị các tác nhân gây bệnh tấn công, tế bào ống gan tụy sẽ giải phóng các sắc tố carotenoid và theo máu chạy khắp cơ thể, làm thay đổi màu sắc tôm nuôi.
Để chủ động phòng tránh, bà con có thể bổ sung TA-BetaGlucan – một sản phẩm có chứa hoạt chất sinh học tự nhiên β-Glucan được chiết xuất từ thành phần tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae – vào khẩu phần ăn thường ngày để nâng cao sức đề kháng và ngăn ngừa các bệnh trên gan tôm như vàng gan, sưng gan, teo gan.
5. Di truyền
Tôm có thể cải thiện màu sắc cơ thể thông qua lựa chọn di truyền. Thế nên, việc lựa chọn tôm giống cho màu tối cũng là một hướng chủ động để cải thiện màu sắc của tôm thương phẩm.
Bên cạnh yếu tố kể trên, màu sắc tôm còn có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như điều kiện ao nuôi, màu nước (màu tảo), chất lượng nước (đặc biệt là tỷ lệ khoáng vi sinh) hay nồng độ kim loại nặng (chủ yếu là đồng). Ngoài ra, một số yếu tố nuôi và thu hoạch khác như vận chuyển, chế biến, làm lạnh hay bảo quản cũng có ảnh hưởng nhất định.
Rõ ràng, để con tôm thương phẩm có màu sắc đẹp và đồng đều, cả về cảm quan lẫn an toàn thực phẩm, khi đến tay người tiêu dùng không phải chuyện dễ dàng gì. Nhưng nếu làm được, giá trị nó mang lại cho người nuôi tôm cũng không hề nhỏ. Hy vọng với những gì chia sẻ trên đây, bà con đã phần nào hiểu được vấn đề và sẽ tìm ra hướng đi thích hợp cho con tôm của mình.
Để được tư vấn và có thêm thông tin, bà con hãy liên hệ đến Bác sĩ Tôm qua số điện thoại: 0392 73 72 72