TA-BINDER
Cải Thiện Hệ Số Chuyển Đổi Thức Ăn Để Tăng Lợi Nhuận Vụ Nuôi
Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) là tỷ lệ giữa tổng lượng thức ăn cho tôm ăn và tổng trọng lượng tôm thu hoạch được trên một đơn vị diện tích. Vì chi phí thức ăn luôn chiếm một phần rất lớn (50-80%) trong giá trị con tôm thương phẩm, nên để tăng lợi nhuận vụ nuôi, bà con cần tìm cách giảm hệ số FCR xuống mức thấp nhất mà vẫn đảm bảo tôm phát triển bình thường.
1. Hệ số chuyển đổi thức ăn là gì?
Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) được hiểu là số lượng thức ăn (kg) cần phải sử dụng cho mỗi 1kg tăng trưởng của tôm nuôi, được tính theo công thức sau:
Nói đơn giản, nếu xem tôm giống lúc thả có tổng lượng bằng 0, thì với FCR bằng 1,5 tức là ta phải tốn 1,5kg thức ăn để nuôi được 1kg tôm. Điều này có nghĩa là FCR càng thấp thì tổng lượng thức ăn tiêu tốn càng ít, đồng nghĩa với việc giảm chi phí thức ăn cũng như giảm ô nhiễm môi trường. Đó là lý do FCR luôn là một trong những quan tâm hàng đầu của người nuôi tôm vì giảm FCR không chỉ mang lại lợi nhuận trước mắt mà còn cả dài lâu.
2. Cách cải thiện hệ số chuyển đổi thức ăn
Với tôm thẻ chân trắng được nuôi bằng thức ăn công nghiệp, hệ số FCR thường ở mức 1-1,3 do tôm có đặc tính ăn nhanh, di chuyển linh hoạt và đặc biệt là khi đói sẽ ăn cả thức ăn thừa, mùn bã hữu cơ. Tùy vào nhiều yếu tố khác nhau như: chất lượng giống, mật độ thả, môi trường nước, chất lượng thức ăn, sức khỏe của tôm… mà tỷ lệ này có thể tăng giảm trong suốt quá trình nuôi. Để tối ưu hóa FCR, bà con nên lưu ý các vấn đề sau.
2.1. Chọn thức ăn chất lượng tốt và cho tôm ăn đúng cách
Trong các yếu tố ảnh hưởng đến FCR thì chất lượng thức ăn có thể xem là yếu tố mang tính quyết định. Để tối ưu hóa khả năng bắt mồi cũng như hấp thụ dinh dưỡng của tôm, từ đó giảm FCR, bà con cần lưu ý chọn lựa thức ăn có chất lượng tốt theo các tiêu chí như:
- Có độ tiêu hóa, chuyển hóa cao;
- Có tính dẫn dụ cao, mùi thơm hấp dẫn;
- Lâu rã trong nước;
- Vết cắt sắc gọn, đồng đều về kích thước, hình dạng và màu sắc;
- Bề ngoài mịn, ít bụi;
- Không chứa các tạp chất, nấm mốc, ẩm ướt.
Bên cạnh đó, cần tính toán lượng thức ăn hợp lý cho từng giai đoạn phát triển cũng như tình trạng sức khỏe của tôm và điều kiện thời tiết, ao nuôi. Để tránh cho ăn dư thừa, bà con cũng phải nắm rõ đặc tính bắt mồi của tôm để cho ăn đúng cách. Cụ thể, nên lưu ý vài điều như sau:
- Nên chia lượng thức ăn thành nhiều cử trong ngày vì tôm có cấu tạo đường ruột ngắn và di chuyển liên tục;
- Không nên cho ăn no thỏa mãn nhu cầu của tôm, mà chỉ nên cho ăn no tới 80-85% nhu cầu để đảm bảo tôm hấp thụ triệt để chất dinh dưỡng trong thức ăn, đồng thời giảm thải ra ngoài môi trường;
- Cần rải thức ăn theo dòng chảy vì tôm có tập tính bơi ngược dòng;
- Các khu vực ăn phải đươc bố trí tránh xa chỗ gom chất thải đáy ao, đồng thời nên rải đều và mỏng thức ăn cho tất cả các khu vực vì diện tích hoạt động của tôm khá rộng;
- Trộn men vi sinh, chế phẩm sinh học vào thức ăn để cải thiện hệ tiêu hóa cũng như tăng sức đề kháng tự nhiên để nâng cao tỷ lệ sống của tôm;
- Nên sử dụng chất kết dính để giữ thức ăn lâu rã trong nước vì tôm có tập tính gắp mồi và cạp dần chứ không ăn hết một lần.
Cho ăn đúng cách không chỉ làm giảm FCR mà còn hạn chế lượng chất thải hữu cơ tích tụ và gây ô nhiễm môi trường nước. Làm tốt việc này sẽ giúp bà con tiết kiệm rất nhiều các chi phí xử lý môi trường đồng thời giảm rủi ro tôm bệnh, tôm chết do vi khuẩn gây bệnh hay khí độc trong ao.
2.2 Lựa chọn con giống chất lượng tốt
Để tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và làm giảm FCR, tôm giống cần phải có chất lượng tốt, khỏe mạnh, cho tỷ lệ chết thấp và tốc độ tăng trưởng nhanh. Do đó, khi chọn mua giống, bà con cần cẩn thận lựa mua giống có nguồn gốc rõ ràng từ những cơ sở uy tín và phải có chứng nhận cụ thể cả về kháng bệnh lẫn di truyền. Dù giá tiền không phải là tiêu chí quyết định, nhưng bà con cũng chớ vì giá rẻ mà mua phải con giống có rủi ro về mặt chất lượng (cận huyết, dị tật, mang mầm bệnh, còi cọc, không đồng đều…) sẽ khiến FCR tăng cao.
2.3 Quản lý tốt môi trường ao nuôi
Môi trường ao nuôi được quản lý tốt sẽ giúp tôm luôn khỏe mạnh, giảm tỷ lệ bệnh/chết và tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, từ đó làm giảm hệ số chuyển đổi thức ăn và nâng cao lợi nhuận cho vụ nuôi.
Để quản lý tốt môi trường ao nuôi, bà con cần thường xuyên theo dõi các chỉ tiêu chất lượng nước, đặc biệt là hàm lượng oxy hòa tan và nhiệt độ – hai yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng bắt mồi và tốc độ hấp thụ dinh dưỡng của tôm. Ngoài ra, cần kiểm soát chặt chẽ lượng thức ăn để giảm tối đa lượng chất thải hữu cơ tích tụ trong ao.
3. Một chế phẩm sinh học giúp cải thiện FCR từ Trúc Anh
Để hỗ trợ bà con cải thiện hệ số chuyển đổi thức ăn, qua đó tăng lợi nhuận cho vụ nuôi, Trúc Anh BiOTech đã nghiên cứu và sản xuất thành công TA-Binder – một chế phẩm sinh học dùng để bao bọc và tăng độ kết dính cho thức ăn.
Với mỗi 1kg thức ăn, bà con có thể sử dụng 5-10ml TA-Binder hòa tan với lượng nước vừa đủ rồi trộn vào thức ăn 10-15 phút trước khi cho tôm ăn. Nếu bình thường, sau khi xuống nước khoảng 2 tiếng là thức ăn đã bắt đầu rã thì khi bổ sung TA-Binder, thức ăn sẽ giữ được lâu hơn trong nước, phải đến 3 tiếng mới bắt đầu rã. Không chỉ vậy, TA-Binder còn có các thành phần tạo mùi hấp dẫn, kích thích tôm bắt mồi nhanh và nhiều hơn bình thường, qua đó làm giảm đáng kể FCR cho ao nuôi.
Không chỉ dùng cho thức ăn, TA-Binder còn có thể kết hợp hữu hiệu với các loại thực phẩm bổ sung, men vi sinh, men tiêu hóa. Vừa tăng khả năng dẫn dụ, vừa hạn chế thất thoát ra môi trường nước, TA-Binder sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng của các chất bổ sung, đồng thời vẫn đảm bảo an toàn cho đường ruột của tôm gấp nhiều lần hơn so với các sản phẩm kết dính dùng dầu mực hay dịch trùng quế có trên thị trường.
Để được tư vấn thêm thông tin, bà con hãy liên hệ Bác sĩ Tôm qua số điện thoại: 0392 73 72 72
Reviews
There are no reviews yet.