Tôm bị vàng mang – Nguyên nhân tôm thẻ bị vàng mang

Bệnh đầu vàng trên tôm, bệnh vàng mang, bệnh vàng đầu

Bệnh đầu vàng (YHD) là bệnh nhiễm giới hạn trên các loài tôm he, trong đó có tôm sú và tôm chân trắng. Bệnh thường bộc phát trên tôm nuôi từ 30 ngày tuổi trở lên, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi thất thường, lúc giao mùa và ở những vùng nuôi ven biển có độ mặn cao.

Sự mở rộng nhanh chóng của nghề nuôi tôm đã làm bùng phát một số đợt dịch mới trong thập niên 1990, gây tổn hại và tàn phá phần lớn ngành công nghiệp. Trong số các đợt dịch nặng nề nhất tại thời điểm đó, phải kể đến bệnh đầu vàng (YHD) do nidovirus hình que, có cấu trúc di truyền RNA gây ra. Được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1990 trên tôm sú được nuôi ở miền Trung Thái Lan, từ đó đến nay bệnh đầu vàng đã lây lan sang hầu hết các vùng nuôi tôm trên thế giới bao gồm Đông Nam Á, Ấn Độ – Thái Bình Dương và châu Mỹ. Tại Việt Nam, theo số liệu thu nhận từ các vùng ven biển vào năm 2001, tỷ lệ tôm post nhiễm bệnh đầu vàng chiếm tới 5-60%.

1. Tác nhân gây bệnh vàng đầu, vàng mang trên tôm

Bệnh đầu vàng lây truyền theo đường ngang, do vật chủ trung gian mang mầm bệnh vào môi trường nước và lây truyền cho quần thể tôm nuôi trong ao. Bệnh do nidovurs hình que gây ra, gồm có:

  • Yellow head virus (YHV): tôm biến màu vàng nhạt ở phần carapace và mang;
  • Gill-associated virus (GAV): tôm bị biến đỏ ở đuôi, phần đầu ngực và mang biến từ hồng đến vàng;
  • Lymphoid organ virus (LOV): hiện diện trong tế bào máu của tôm;

và ít nhất 4 chủng virus khác chưa được xác định. YHV chủ yếu được phát hiện ở châu Á, trong khi GAV phổ biến nhiều ở các vùng nuôi của Úc và cũng gây ra các dạng bệnh tương đối ít nghiêm trọng hơn.

2. Triệu chứng bệnh vàng đầu, vàng mang trên tôm

Bệnh đầu vàng có thể xuất hiện sau khi thả giống 20 ngày, thường gặp nhất ở gần cuối giai đoạn nuôi thương phẩm (60-70 ngày) ở các ao nuôi thâm canh. Thời gian đầu ủ bệnh, tôm sẽ ăn nhiều hơn mức bình thường trong một vài ngày, sau đó một số lớn sẽ đột ngột ngừng ăn. Khi bắt đầu chuyển bệnh:

  • Ngày thứ nhất, một số con có biểu hiện lờ đờ, bơi không định hướng lên tầng mặt gần bờ ao. Quan sát kỹ sẽ thấy tôm có màu nhợt nhạt, đầu ngực phồng lên và có màu vàng. Kiểm tra tôm sẽ thấy mang và gan chuyển sang màu vàng nhạt;
  • Ngày thứ hai, số tôm bệnh bắt đầu tăng nhanh và chết với số lượng lớn.

Trong vòng 3 tới 5 ngày phát bệnh, tỷ lệ tôm chết tăng dần, có thể lên tới 100%.

Bệnh đầu vàng thường gặp ở cuối giai đoạn nuôi thương phẩm
Bệnh đầu vàng thường gặp ở cuối giai đoạn nuôi thương phẩm

3. Phòng trị bệnh vàng đầu, vàng mang trên tôm

Cho đến nay, vẫn chưa có thuốc điều trị cũng như phương pháp tiêm chủng hữu hiệu nào cho bệnh đầu vàng trên tôm. Thế nên, cần phải thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu rủi ro lây nhiễm, cụ thể là:

  • Ở giai đoạn chuẩn bị, cần cải tạo ao nuôi thật kỹ và phải diệt khuẩn, cũng như các loài giáp xác mang mầm bệnh;
  • Xử lý và lọc lắng nước kỹ lưỡng trước khi cấp vào ao nuôi;
  • Chọn tôm giống từ nguồn uy tín, có chứng chỉ sạch bệnh qua kiểm tra PCR;
  • Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu vào khẩu phần ăn để giúp tôm tăng cường hệ miễn dịch và chống lại các tác nhân gây bệnh;
  • Định kì sử dụng vi sinh TA-Pondpro – một chế phẩm vi sinh từ vi khuẩn Bacillus spp. – để phân hủy mùn bã hữu cơ, làm sạch đáy ao nuôi và cải thiện chất lượng nước, đồng thời át chế các vi sinh vật có hại.

Trong trường hợp có dấu hiệu bất thường, nên sử dụng máy PCR di động để kiểm tra và xác định chính xác bệnh. Nếu phát hiện tôm nhiễm bệnh đầu vàng, bà con nên thu hoạch ngay để tránh thiệt hại, hoặc tháo bỏ và xử lý nước ao nếu tôm còn quá nhỏ, không đáng thu hoạch.

Để được tư vấn thêm thông tin, bà con hãy liên hệ Bác sĩ Tôm qua số điện thoại: 0392 73 72 72

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *