Dấu hiệu tôm bị nhiễm khuẩn

vi khuẩn Vibrio thường là những bệnh nghiêm trọng đối với tôm nuôi

Vibrio là một loài vi khuẩn nguy hiểm trong ngành nuôi tôm vì thường gây ra các bệnh nghiêm trọng. Tuy nhiên, có rất nhiều cách để giảm thiểu rủi ro từ các bệnh liên quan đến Vibrio.

Các bệnh do lây nhiễm vi khuẩn Vibrio thường là những bệnh nghiêm trọng đối với tôm nuôi, có thể dẫn đến tỷ lệ chết 100%. Một trong số đó, có thể kể đến hội chứng tôm chết sớm (EMS), còn được gọi là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND).

1. Vậy Vibrio là gì?

Vibrio là vi khuẩn tồn tại trong môi trường nước và phổ biến trong các ao nuôi tôm thương phẩm. Vibrio được tìm thấy cả ở tôm khỏe mạnh và không gây bệnh, nhưng cũng có một số chủng có thể gây bệnh khiến tôm chết hàng loạt.

Đặc biệt ở các trại giống, bệnh do nhiễm trùng liên quan đến Vibrio thường xuyên xảy ra do hệ thống miễn dịch của tôm con tương đối kém phát triển. Dưới đây là một số dấu hiệu lâm sàng của nhiễm trùng do Vibrio:

  • Hôn mê
  • Giảm ăn
  • Gan tụy bị hoại tử và đổi màu, xuất hiện các u cục
  • Cơ thể đổi màu hơi đỏ
  • Mô mang chuyển vàng
  • Xuất hiện các mảng trắng ở cơ bụng
  • Xuất hiện các đốm hạt
  • Hoại tử và viêm các cơ quan khác nhau, ví dụ như cơ quan lympho, mang, tim…
  • Xuất hiện các đốm phát sáng

2. Các biện pháp dự phòng chống vi khuẩn Vibrio

Do nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của bệnh, cần có các biện pháp phòng ngừa thích hợp để tránh tổn thất nặng nề. Dưới đây là một số biện pháp bà con có thể áp dụng.

2.1. Giữ nồng độ Vibrio dưới ngưỡng tối đa

Việc theo dõi nồng độ Vibrio và duy trì chúng dưới một ngưỡng nhất định là một trong những cách để ngăn ngừa nhiễm Vibrio. Ngưỡng tối đa giữa các trại là khác nhau, tùy thuộc vào lịch sử của trang trại cũng như điều kiện và hoàn cảnh môi trường. Dưới đây là một số ngưỡng tối đa phổ biến nhất:

Tham số Ngưỡng tối đa
Tổng số Vibro (TVC) trong nước ao 10^3 CFU/ml – 10 4 CFU/ml
Tổng số Vibrio (TVC) trong ruột tôm 10^5 CFU/g
Khuẩn lạc Vibrio Khuẩn lạc xanh: 10^2 CFU/ml Khuẩn lạc màu vàng: 10^3 CFU/ml
Tổng số Vibrio trên tổng tỷ lệ đếm đĩa Dưới 10%

2.2. Sử dụng ấu trùng SPF hiệu quả cao

Tôm post từ các trại giống có thể trở thành nguồn lây nhiễm mầm bệnh phổ biến trong trang trại. Để ngăn chặn điều này, hãy sử dụng PL sạch bệnh cụ thể (SPF) từ các trại giống uy tín và có chứng nhận để đảm bảo an toàn và chất lượng.

2.3. Thực hiện tốt biện pháp an toàn sinh học

Để phòng ngừa các bệnh liên quan đến Vibrio, điều quan trọng là phải đảm bảo trang trại luôn được duy trì sạch sẽ và được bảo vệ khỏi sự xâm nhập của mầm bệnh qua các vật trung gian. Dưới đây là một số việc cụ thể mà bà con có thể thực hành:

  • Làm khô và khử trùng ao trước khi bắt đầu chu kỳ sản xuất;
  • Thường xuyên khử trùng dụng cụ nuôi;
  • Khử trùng nước trước khi cho vào ao;
  • Lắp đặt các thiết bị vệ sinh ở lối vào trang trại, bao gồm các thiết bị rửa tay, ngâm chân và vệ sinh xe cộ;
  • Đảm bảo mọi người đi ủng khi vào hoặc làm việc tại trang trại;
  • Sử dụng lót ao, bằng vật liệu như HDPE;
  • Duy trì lượng hữu cơ có thể kiểm soát được bằng cách thường xuyên hút đáy ao.
Màu nước ao nuôi tôm phản ánh chất lượng môi trường sống của tôm thẻ chân trắng
Màu nước ao nuôi tôm phản ánh chất lượng môi trường sống của tôm thẻ chân trắng

Quan trọng là phải khử trùng nước nuôi bằng clo trước khi bắt đầu chu kỳ nuôi mới để giảm tải lượng vi khuẩn trong nước; đồng thời sử dụng chế phẩm vi sinh TA-Pondpro để định kỳ phân hủy nhanh các hợp chất hữu cơ, làm sạch đáy ao nuôi và cải thiện chất lượng nước ao nuôi.

Hướng dẫn sử dụng TA-Pondpro
Công dụng Liều lượng Lưu ý
Phân hủy chất thải hữu cơ, cung cấp vi sinh vật có lợi, át chế vi sinh vật có hại 500g cho 3.000-5.000m3 nước Sử dụng vào lúc 8-9 giờ sáng
Tôm bị đóng rong, đen mang, đứt râu, sâu đuôi 500g cho 1.500-2.000m3 nước Sử dụng vào lúc 8-9 giờ sáng
Nước bị tảo đỏ, tảo xanh, tảo sợi 500g cho 1,500-2,000m3 Sử dụng vào lúc 1-2h sáng hoặc 16-17h chiều
Nước đục, tảo tàn, có khí độc 500g cho 2,000-2,500m3 nước Nên sử dụng chung với sản phẩm TA-Yucazeo

3. Áp dụng công nghệ mới vào nuôi tôm

Đế giải quyết các thách thức trong nuôi tôm, gần đây nhiều công nghệ mới, cụ thể là công nghệ biofloc (BFT) và công nghệ nước xanh (GWT), đã được nghiên cứu và áp dụng vào sản xuất nhằm giảm nồng độ Vibrio trong nước ao và tăng cường hệ thống miễn dịch tự nhiên của tôm.

Dấu hiệu tôm bị nhiễm khuẩn
Dấu hiệu tôm bị nhiễm khuẩn

BFT là hệ thống trao đổi nước bằng không hoặc thấp, kích thích sự phát triển của vi sinh vật thông qua việc bổ sung carbon và lượng sục khí cao trong nước. Các nghiên cứu cho thấy BFT đã làm giảm thành công nồng độ Vibrio trong ao cũng như tỷ lệ các bệnh nhiễm trùng liên quan đến Vibrio. Tuy nhiên, BFT lại khó bảo trì trong các hệ thống mở, nhu cầu điện cao và cần các kỹ thuật viên được đào tạo để vận hành và bảo trì hệ thống.

GWT hoạt động bằng cách tận dụng nước nuôi cá cho các ao nuôi tôm thương phẩm. Nhờ tính đối kháng vi khuẩn Vibrio có trong chất nhầy và các chất chuyển hóa khác của cá rô phi, việc dùng nước nuôi cá sẽ cung cấp các chất có tác dụng kháng khuẩn cho tôm. Ngoài ra, các hợp chất được tạo ra bởi vi tảo trong hệ thống GWT có thể làm cản trở việc cảm nhận số lượng vi khuẩn, dẫn đến ức chế tăng trưởng và làm giảm độc lực của Vibrio. Nhưng với hệ thống GWT, người nuôi tôm cần lưu ý quản lý đúng cách vì nó dễ dẫn đến cạn kiệt oxy và gây biến động mạnh độ pH.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *