Dù không nguy hiểm bằng bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng hay nhiều loại bệnh khác, bệnh đen mang cũng làm hệ hô hấp của tôm hoạt động kém hiệu quả, giảm khả năng trao đổi oxy và khiến tôm suy yếu, bỏ ăn. Nhẹ thì tôm sẽ chậm lớn, kém phát triển; nặng thì tôm mắc bệnh có thể chết, gây thiệt hại kinh tế cho người nuôi tôm.
Bệnh đen mang là tên gọi chung cho hiện tượng mang của tôm nuôi chuyển từ màu trắng trong bình thường sang màu đen hoặc nâu đen do các tác nhân sinh hóa khác nhau. Bệnh thường gặp ở tôm nuôi trong các ao có môi trường kém chất lượng, mật độ thả nuôi dầy, với những đặc điểm sau đây.
1. Triệu chứng bệnh đen mang thường gặp ở tôm thẻ chân trắng
Ngoài các biểu hiện chung thường gặp ở tôm bệnh như nổi đầu, tấp mé, bơi lờ đờ và bỏ ăn, dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh mang đen là sự chuyển màu sang màu đen hoặc nâu đen ở mang tôm.
Đặc biệt với tôm nhiễm bệnh do nấm, vi khuẩn hay ký sinh trùng, mang tôm sẽ bị phì đại và chuyển đỏ do tích tụ các vết máu; sau đó chuyển dần sang đen do gia tăng sắc tố melanin trong quá trình hoạt động của hệ miễn dịch.
2. Nguyên nhân gây bệnh tôm bị đen mang trên tôm thẻ chân trắng
Tôm bị bệnh đen mang chủ yếu là do môi trường ao nuôi kém chất lượng, đặc biệt là những ao nuôi có nhiệt độ cao và độ mặn từ 30‰, với các tác nhân gây bệnh cụ thể như sau:
- Mùn bã hữu cơ từ lượng thức ăn dư thừa, xác tảo tàn, xác động thực vật… tích tụ nhiều dưới đáy ao và bám vào mang khi tôm di chuyển và hô hấp;
- Ao nuôi có nhiều kim loại nặng và nồng độ pH thấp, tạo điều kiện cho muối của các kim loại này kết tủa và tích tụ trong mang tôm thông qua quá trình hô hấp;
- Tôm bị nhiễm nấm (Fusarium solano, Aspergillus spp.) hoặc ký sinh (Hyalophysa lynni), kết hợp với các vi khuẩn hiệp nhiễm sẽ kích hoạt cơ chế miễn dịch và làm tăng hàm lượng sắc tố melanin khiến mang chuyển màu đen.
3. Phòng trị bệnh đen mang trên tôm thẻ chân trắng
Để ngăn ngừa bệnh đen mang trên tôm, biện pháp hữu hiệu nhất là quản lý tốt môi trường ao nuôi, hạn chế mùn bã hữu cơ cũng như bào tử nấm và hại khuẩn có trong nước. Theo đó, bà con cần:
- Làm tốt khâu chuẩn bị ao và lọc lắng nước kỹ lưỡng trước khi cấp nước vào ao nuôi để hạn chế tối đa chất thải hữu cơ và sinh vật gây hại xâm nhập vào ao nuôi;
- Thả giống với mật độ vừa phải và quản lý tốt chế độ ăn của tôm cũng như hệ vi tảo phát triển trong ao;
- Thường xuyên theo dõi và kiểm tra chất lượng môi trường nước để chủ động phát hiện và điều chỉnh các biến động trước khi xảy ra vấn đề nghiêm trọng. Bà con có thể tham khảo thêm bài Quản lý chất lượng nước ao nuôi để hiểu rõ hơn về các chỉ tiêu chất lượng này;
- Định kỳ 7-10 ngày/lần sử dụng TA-Gold – một chế phẩm vi sinh lên men từ lợi khuẩn Bacillus spp. – để phân hủy các hợp chất hữu cơ, làm sạch nhớt đáy, giúp ổn định môi trường ao nuôi và cải thiện chất lượng nước. Với mỗi 2000-2500m3 nước, bà con có thể dùng 1kg TA-Gold tạt vào lúc 1-2 giờ sáng hoặc 4-5 giờ chiều.
Với ao nuôi đã xuất hiện tôm bị đen mang, cần kiểm tra hàm lượng DO trong nước và nhanh chóng bổ sung oxy cần thiết, tránh trường hợp thiếu oxy khiến tôm nổi đầu và chết. Sau đó, kiểm tra và xác định tác nhân gây bệnh cho tôm:
- Nếu do môi trường, cần tiến hành vệ sinh bằng cách xi-phông đáy ao và xử lý vi sinh; đồng thời cân nhắc thay nước tùy thời điểm và mức độ ô nhiễm của ao nuôi;
- Nếu do nấm, vi khuẩn, ký sinh, sử dụng chất diệt khuẩn được cho phép trong nuôi trồng thủy sản. Sau 1-3 ngày, tiến hành cấy lại men vi sinh cho nước ao nuôi.
Bên cạnh đó, cần bổ sung vitamin C và các vi khoáng cần thiết để tăng sức đề kháng cho tôm. Đồng thời, nên kiểm soát các yếu tố sinh hóa để hoãn việc tôm lột xác trong thời điểm này, tránh nguy cơ tôm kiệt sức và chết do không chống chịu nổi áp lực môi trường hay bị kẻ thù tấn công.
Để được tư vấn thêm thông tin, bà con hãy liên hệ Bác sĩ tôm qua số điện thoại: 0392 73 72 72